@chillbox.official

Hành trình ăn dặm: Top 5 vật dụng không thể thiếu khi mới bắt đầu

tập ăn dặm

Loading

Bé yêu đã bước sang tháng thứ 5, sữa mẹ/sữa công thức không còn cung cấp đủ dưỡng chất cho con nữa, các mẹ bắt đầu loay hoay ngâm cứu chiến lược ăn dặm cho con phải không nào. Bài viết này mình sẽ gợi ý top 5 vật dụng mình cho là không thể thiếu khi bắt đầu tập ăn dặm cho bé nhé!

Ăn dặm là gì? Khi nào nên tập ăn dặm cho bé?

tập ăn dặm

Từ khi chào đời đến mốc 5,5-6 tháng, bé yêu chỉ cần sữa mẹ/sữa công thức hoàn toàn là đủ để cung cấp dưỡng chất. Tuy nhiên, sau mốc thời gian này, bé cần tập ăn thức ăn, rau, củ, các loại đạm để bắt đầu cho một hành trình mới.

Xưa xưa các cụ nhà mình thường cho ăn dặm bột từ rất sớm, có khi 3 tháng tuổi đã ăn dặm rồi. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học thì điều này là không nên. Dưới 5 tháng tuổi, hệ tiêu hoá và dạ dày của bé còn rất non nớt, bé chưa thể dung nạp được các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

Giai đoạn ăn dặm trẻ cần ăn bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng. Từ khi bé được 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày.

Do vậy, ăn dặm đúng cách là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm. Hơn nữa trong giai đoạn này, lượng sắt dự trữ không còn, do vậy trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ được cung cấp từ nguồn sữa mẹ, do vậy ăn dặm sẽ là nguồn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết bù đắp sự thiếu hụt đó.

Các phương pháp ăn dặm phổ biến

Theo mình tìm hiểu qua sách vở thì có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay nè:

@chillbox.official

1- Ăn dặm theo phương pháp BLW

tập ăn dặm

BLW là viết tắt của từ Baby lead Weaning – hay còn gọi là ăn dặm bé chỉ huy. Hiểu nôm na phương pháp này là ăn dặm kiểu phương Tây, rau, thịt được để nguyên miếng, hấp chín, bé sẽ được tuỳ ý lựa chọn món ăn bé thích. Thời gian đầu, bé sẽ bốc tay ăn, sau đó bé sẽ tập dùng thìa, dĩa…

2- Ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

tập ăn dặm

Phương pháp này rất được các mẹ Việt Nam ca ngợi nè. Nói đơn giản là mẹ vẫn tách riêng các nhóm thực phẩm rau, củ, đạm, nhưng sẽ xay nhuyễn, để riêng từng phần cho con ăn bằng thìa chứ không trộn hết vào nhau.

3- Ăn dặm theo phương pháp ăn dặm truyền thống

ăn dặm

Cụ tỉ là ăn cháo đó các mẹ. Mình sẽ xay lẫn cả thịt, rau, và đạm cùng với cháo và xúc cho bé ăn bằng thìa.

Thật ra theo kinh nghiệm mình rút ra thì phương pháp nào không quan trọng, quan trọng là phải duy trì kỷ luật bàn ăn thôi! Các mẹ hoàn toàn có thể kết hợp cả 3 phương pháp, miễn sao con thấy vui vẻ, happy khi ăn, và khả năng ăn thô của con ngày càng được cải thiện là ổn nhé.

Mình sẽ viết kỹ hơn về 3 phương pháp này trong một bài viết hướng dẫn ăn dặm khác.

Còn bài viết hôm nay mình xin liệt kê Top 5 vật dụng không thể thiếu khi mẹ tập cho bé ăn dặm nha

Top 5 vật dụng không thể thiếu khi bắt đầu tập ăn dặm cho bé

1- Ghế ăn dặm

ghế ăn dặm

Một trong những dụng cụ cần thiết mà tớ nghĩ các mẹ nên đầu tư cho con ngay từ khi bắt đầu ăn dặm đó là ghế ăn dặm. Nó không chỉ giúp con có được một tư thế ngồi chuẩn, hạn chế tình trạng nôn trớ, tiêu hóa tốt hơn mà quan trọng khi ngồi ghế con sẽ không có khái niệm ăn rong, hay vừa ăn vừa chơi…. từ đó giúp bé hình thành thói quen bắt đầu ngồi vào ghế nghĩa là giờ ăn đã đến và việc của mình là “trải nghiệm” bữa ăn này.

Tuy nhiên, nếu bé chưa ngồi vững thì có nên dùng ghế ăn dặm không? Và làm sao để con hợp tác với việc ngồi ghế?

Câu trả lời của tớ có. Chúng ta càng trì hoãn việc cho con ngồi ghế khi ăn bao nhiêu thì con lại càng quen với việc nằm ăn hay vừa ăn vừa chơi bấy nhiêu. Và việc sửa một thói quen chưa bao giờ là dễ cả.

Mình mua ghế ăn dặm loại nào?

Mình thì đầu tư hẳn 2 ghế ăn dặm. Một ghế cao và một ghế gấp gọn. Em ghế ăn dặm cao nhà mình có thể ngả ra tuỳ ý, khi bé ngồi chưa vững mình để hơi ngả chút cho con có chỗ dựa. Còn chiếc ghế ăn dặm nhỏ gấp gọn để mình mang đi du lịch rất tiện nha.

Và cả hai em ghế ăn dặm nhà mình đều đến từ thương hiệu Mastela! Em này có ưu điểm là bán rất nhiều ở các shop chuyên đồ mẹ bé như Kidsplaza, giá cũng thuộc hàng trung bình. Ghế gấp gọn tầm 4-500k, ghế cao tầm hơn 1 triệu. Mình nghĩ là đáng để đầu tư, vì con sẽ dùng đến khi con 4 tuổi đó.

2- Máy xay cầm tay

Đối các mẹ theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống thì không thể thiếu máy xay sinh tố rồi.

Khi mới tập ăn dặm, khả năng nhai thô của con chưa tốt, nên mẹ cần xay nhuyễn cả cháo, rau củ và thịt cho bé tập ăn. Sau dần dần mình tự điều chỉnh độ thô bằng xay ít thời gian dần là được.

Thông thường khi chọn máy xay cho bé các mẹ hay lăn tăn nhất là trong thời gian đầu con mới tập ăn, lượng ăn của con còn ít thì dùng máy xay loại nào?

Có 2 dòng máy phù hợp với giai đoạn này. Một là máy xay mini (loại có cối bé để thức ăn không bị dính quá nhiều vào cối). Ưu điểm của loại này là nhỏ gọn, giá thành rẻ, vệ sinh cũng cũng đơn giản 5 phút là xong. Nhưng đa số chúng đều có công suất khá yếu, có loại xay được thịt có loại không. Nên để xay các thực phẩm cứng hơn như hạt lại càng khó. Tính về lâu về dài có vẻ không được kinh tế lắm.

Và loại thứ 2 là máy xay cầm tay. Loại này thì có thể xay từ ít tới nhiều từ nhỏ tới to đều okela.

tập ăn dặm

Tớ thì cũng đã dùng thử kha khá các loại máy, từ máy mini cho tới các loại máy xay chuyên dụng. Nếu để phục vụ chuyện ăn dặm và những nhu cầu cơ bản trong gia đình thì chiếc Braun MQ5235 vẫn là dòng ưng ý nhất.

Đầu tiên là về công suất: thông thường các dòng máy xay cầm tay sẽ có công suất vào khoảng 600 – 800w. Với những hãng không có thương hiệu thì công suất thực tế đôi khi còn thấp hơn so với thông tin mà họ công bố. Nhưng riêng các máy của Braun thì công suất tối đa có thể lên tới 1000w và MQ5235 là một trong những máy được trang bị công suất này nên máy cực kì khỏe. Không chỉ dùng để xay cháo, xay thịt mà dùng xay hạt, xay đá cũng ngon ơ sau vài lần nhấn nút.

Điểm thứ 2 mình thích của Braun đấy là về thiết kế. Máy khá nhỏ gọn, không tốn nhiều diện tích, mang đi xa cũng khá gọn gàng (à chắc là chỉ mình mới suốt ngày ôm 2 cái máy xay bay HN SG hàng tháng thôi nhỉ 😃)

Và điều cuối cùng tớ nghĩ cái này các mẹ sẽ rất thích đó là máy có thể xay thức ăn ngay trên bếp. Nếu như dùng các dòng máy xay cối, để xay được đồ ăn cho bé sẽ cần rất nhiều bước. Nào là nấu xong, đợi nguội sau đó mới cho vào cối để xay, xay xong lại đổ ra nồi rồi nấu lại mất rất nhiều thời gian. Với máy xay cầm tay Braun mẹ chỉ cần hạ lửa nhỏ rồi bấm nút xay là xong. Quá đơn giản!

Đi kèm theo máy còn có cốc đựng, cối xay thịt và cây đánh trứng để những khi mình “nổi hứng’’ làm bánh là có thể tận dụng luôn, không cần phải mua thêm 1 cái máy đánh trứng riêng nên tớ khá ưng.

3. Khay chia thực phẩm

Ăn dặm thời 4.0 thì không bao giờ thiếu khay chia thực phẩm nha các bạn. Giờ bận bịu tối ngày không có thời gian ngày nào cũng sơ chế nấu nướng đồ tươi mới cho con được, dù rằng như vậy sẽ đảm bảo giữ chất dinh dưỡng tốt nhất.

ăn dặm

Mình thì quan điểm khá thoáng, và ủng hộ việc dự trữ thực phẩm cho con trong ngăn đông. Theo mình cách làm này vừa khoa học, tiết kiệm thời gian, mà lại giúp đa dạng bữa ăn cho con.

Khi bé tập ăn dặm, mình đầu tư vài bộ khay chia thực phẩm. Nó như là ngăn đựng đá ý các mẹ nhưng có nắp kín đậy lại.

Thực phẩm mua về mình sơ chế, xay theo khả năng ăn thô của con và cho vào dự trữ ở các khay chia thực phẩm này. Mỗi khi nấu bỏ ra 1 ô cháo, 1 ô thịt, 1 ô rau, 1 ô nước dashi. Xong! Ăn dặm thật đơn giản phải không nào?

Các mẹ chỉ cần lưu ý là nên mua những khay chia thực phẩm làm tự chất liệu an toàn, mình thì hay mua thương hiệu của Nhật. Như richell. Đắt xắt ra miếng!

Thứ nữa là không nên cấp đông lâu quá, mỗi lần mình chuẩn bị đủ cho con ăn trong vòng 1 tuần là được nha.

4- Nồi nấu cháo chậm Bear

Vì sao mình thích dùng nồi nấu cháo chậm khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho con?

  • Nồi nấu cháo chậm Bear sử dụng công nghệ nấu/hầm theo phương pháp chưng cách thủy làm nóng thức ăn từ từ, đảm bảo giữ nguyên cấu trúc dinh dưỡng của thực phẩm.
  • Nồi có kích thước nhỏ, chỉ 0,8L, vừa đủ nấu ăn dặm cho riêng bé, đỡ tốn công rửa
  • Các chức năng nấu của nồi nấu cháo chậm Bear hoàn toàn tự động, nồi chống trào, chống dính, chống cháy đáy nồi. Các mẹ chỉ cần chuẩn bị đồ nấu và chọn chức năng nấu phù hợp (hẹn giờ nấu nếu cần), nồi sẽ tự động nấu và tự động chuyển sang chế độ giữ nhiệt khi đã nấu xong.
  • Hẹn giờ dễ dàng, từ nấu nhanh/chậm đến giữ ấm tự động lên tới 9,5h.
  • Có lồng hấp đi kèm, 1 lần nấu được 2 món khác nhau (vừa nấu bên dưới, vừa hấp đồ ăn bên trên), tiện lợi và tiết kiệm thời gian.

Tức là trước khi đi ngủ thả gạo vào nồi, hẹn giờ rồi ngủ khò khò đến sáng là có nồi cháo thơm con cho con ăn nè. Mình thường nấu đặc một chút. Khi con ăn mình sẽ xay thêm thịt, rau, củ và nước Dashi là vừa nha.

Xem thêm: Review nồi nấu cháo chậm Bear có tốt không?

5- Bộ bát, thìa, cốc uống nước xinh xắn

bát ăn dặm

Cái này tưởng không quan trọng nhưng lại rất rất là quan trọng khi con tập ăn dặm nhé bố mẹ. Một bộ bát thìa cốc màu sắc sặc sỡ sẽ giúp con cảm thấy hứng thú hơn khi ăn đó.

Phần này thì mua quá dễ trên shopee, lazada rồi. Mình thì hay chọn bát, thìa chất liệu bằng nhựa. Lỡ con có đập thì cũng không vỡ, vệ sinh dễ, và cũng tiện khi mang đi du lịch.

Cốc uống nước thì mình cho con tập uống bằng cốc tập uống nước của Richell. Bé tập vài hôm là hút nước ngon lành nè.

Quy tắc bàn ăn và những lưu ý khi tập ăn dặm cho con

Khi bắt đầu cho bé tập ăn dặm, bố mẹ hãy cố gắng thiết lập cho bé một thói quen ăn uống khoa học với thời gian hợp lý, tạo thói quen ăn lành mạnh. Một trong những phương pháp để “con ăn vui mẹ an nhiên” trong khóa học của tớ là áp dụng “quy tắc bàn ăn”.

🧡Quy tắc 1: Ăn đúng giờ đúng bữa

✅ Ăn dặm cũng phải nghiêm túc nha! Ăn vào một giờ cố định, giờ nào mình cho con ăn cái đó, chứ đừng tự ý thay đổi, kiểu như là không ăn dặm thì bù sữa hoặc bữa này không ăn dặm thì bữa sau cho con ăn dặm mặc dù nó là bữa sữa. Việc này sẽ giúp con có được một thói quen tốt và một đồng hồ sinh học thông mình, từ đó phát triển tốt hơn.

🧡 Quy tắc 2: Ngồi ghế ăn dặm khi ăn

✅Khi bắt đầu cho con ăn dặm, các mẹ mặc định cho con ngồi vào ghế để ăn. Hình thành thói quen cứ đến bữa ăn là con phải ngồi vào ghế. Ngồi vào ghế mới được ăn, không ngồi ghế không được ăn.

✅Mẹ cứ tưởng tượng là ăn mà không ngồi ghế, con chạy khắp nơi rồi mình đuổi theo cho ăn ấy mà, chắc cũng … vui!

✅Tập ngồi ghế thì tập ngay khi con cứng đầu cứng cổ và có khả năng ngồi vững mà không cần phải giữ thì tốt nhất, vì càng sớm thì thói quen càng dễ thiết lập.

🧡Quy tắc 3: Thời gian ăn dặm tối đa là 30 phút

✅ Sự tập trung của một đứa trẻ chỉ kéo dài 20-30 phút. Nếu bữa ăn kéo dài quá thời gian này, con sẽ rất dễ mất tập trung, khiến trẻ tiêu hóa thụ động, ảnh hưởng tới việc hấp thu của con.

✅ Việc bữa ăn dặm kéo dài quá lâu, con hay ngậm thức ăn, điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây hỏng men răng của con, do trong thức ăn có bột đường (glucose).

✅ Áp dụng quy tắc này để con hiểu rằng, bữa ăn của con chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, nếu con không ăn là sẽ bị đói.

✅ Tuy nhiên nếu bữa ăn chỉ mới kéo dài 5-10 phút mà con tỏ ra không muốn ăn hoặc không ăn tập trung, và cũng đã cho hết 3 cơ hội rồi vẫn không ăn thì mẹ hoàn toàn có thể dọn mặc dù chưa hết 30 phút. Điều này sẽ liên quan đến quy tắc 3 cơ hội bên dưới.

🧡 Quy tắc 4: Ba “không” khi tập ăn dặm

✅Không ăn vặt: Đến bữa mới cho con ăn, bữa phụ thì sẽ ăn bữa phụ chứ không nuông chiều trẻ thích ăn vặt lúc nào cũng cho ăn. Hãy tạo cơ hội cho bé được… đói, bé sẽ ăn bữa chính nhiều hơn.

✅Không ăn thụ động: không ăn rong, không sử dụng tivi, điện thoại, ipad,… để kích thích con ăn. Kiểu ăn thụ động khiến con mất tập trung, gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

✅Không ép con ăn: mẹ tôn trọng bữa ăn của con, để con ăn theo nhu cầu, bởi ép con ăn sẽ khiếncon sợ ăn, gây biếng ăn sau này.

🧡Quy tắc 5: Ba cơ hội để con tiếp tục bữa ăn.

✅ Mẹ cho con 3 cơ hội nếu con không tiếp tục ăn nữa thì mẹ dọn đi, không cho ăn vặt, không thêm sữa. Mẹ phải giúp con hiểu rằng con không ăn con sẽ bị đói.

✅ Ba cơ hội này sẽ giảm dần theo độ tuổi của con, con thêm 1 tuổi thì bớt 1 cơ hội mẹ nhé!

✅ Khi hết 3 cơ hội mình dọn đi thì rất nhiều người ngoài sẽ phán xét tại sao không cố cho con ăn thêm, mới ăn được mấy phút đã dọn đi, sao ác thế, mẹ hổ à … thật ra họ phán xét vì họ không hiểu mình đang làm gì, nếu là người thân thì mẹ giải thích cho moi người hiểu là: mình đã vất vả nấu cho con ăn, mời con ăn, cho đến 3 cơ hội để tiếp tục mà con vẫn không ăn, thì mình mới dọn đi, vậy thì đâu có ác gì? Còn với người ngoài thì … bơ đi mà sống.

5 thoughts on “Hành trình ăn dặm: Top 5 vật dụng không thể thiếu khi mới bắt đầu

  1. Pingback: Review Top 5 Máy Xay Cầm Tay Tốt Nhất Hiện Nay - Blog Cách Làm

  2. Pingback: Review Top 5 Bỉm Thấm Hút Tốt Nhất Mà Vẫn Mềm Mỏng, Khô Thoáng Cho Bé Yêu - Blog Cách Làm

  3. Pingback: Review Top 6 Siro Ho Thảo Dược Cho Trẻ Sơ Sinh Tốt Nhất Mẹ Bỉm Sữa Nhất định Không Thể Bỏ Qua - Cachlam.info

  4. Pingback: Top 6 Loại Sữa Tươi Cho Bé 1 Tuổi Tốt Nhất

  5. Pingback: Menu 30 Bữa Sáng Cho Bé 1 Tuổi đa Dạng, Cả Tháng Không Trùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem nhanh