@chillbox.official

So sánh máy làm bánh mì Panasonic và Zojirushi

review máy làm bánh mì Zojirushi BB SSC10

Loading

Zojirushi và Panasonic là 2 thương hiệu máy làm bánh mì tốt nhất, ngon nhất và được chị em recommend nhiều nhất. Cả 2 đều có các chế độ làm bánh giống nhau: Làm bánh với men khô, làm bánh men tự nhiên, nhào bột, làm mì, mứt, mochi. Vậy so sánh máy làm bánh mì Panasonic và Zojirushi thì nên mua máy nào? Máy nào tốt hơn? …

review máy làm bánh mì pananosic P104 - Ảnh 1

So sánh máy làm bánh mì Panasonic và Zojirushi: Ai là vua?

So sánh chế độ homemade

Mình rất quan tâm vì nó làm bánh trái không bao giờ fail và rất tiện lợi

  • Máy làm bánh mì Zojirushi được biết đến là dòng máy tiên phong cho xu hướng làm bánh homemade (làm thủ công) và có các quy trình từ đầy đủ đến thừa. Mã máy có menu homemade: KW10, SS10, ST10
  • Máy làm bánh mì Panasonic đi sau và đã tối hoá quá trình homemade nhưng gây phiền toán là phải ấn nút nhiều lần khi setup. Khác với máy làm bánh mì Zojirushi có thể thiết lập cả quá trình không lo thừa và có thể setup giờ thông báo đến lúc bạn cần tạo hình cho bánh. Máy Zojirushi có công thức và quy trình làm mẫu cho chế độ homemade đa dạng. Mã máy Panasonic có menu homemade: MDX100, MDX101, MDX102, MDX104

KẾT LUẬN: So sánh về chế độ homemade thì máy làm bánh Panasonic và Zojirushi bất phân thắng bại

review máy làm bánh mì Zojirushi BB SSC10

So sánh về sự tính toán quy trình làm bánh

Bạn nào dùng 2-3 dòng máy làm bánh mì nếu thấy mình nói sai thì góp ý nhé. Như cảm nhận của mình thì máy làm bánh mì Zojirushi chia quy trình làm bánh tỉ mỉ ở những khâu bánh từ ủ tới nướng rất hoàn thiện. Tức là bột ủ lên sẽ được tính toán quá trình đảo bột cho đều mà không ảnh hưởng đến độ nở của bán

Cái này rất chi là hay nhé, vì bạn nào làm bánh thủ công mà đem bánh ra ấn mạnh, nhào nặn, giằng xé thì kiểu gì cũng xẹp bọt khí và mất kết cấu của bánh. Việc đảo bột làm thay đổi vị trí cục bột tiếp xúc với cục bột và đảm bảo quá trình lên men bánh hoàn toàn để bánh không lưu lại mùi men

KẾT LUẬN: Sẽ không thể đánh giá tổng thể và so sánh máy làm bánh mì Panasonic hay Zojirushi tốt hơn được. Vì mỗi dòng máy có những nghiên cứu riêng

@chillbox.official

LƯU Ý: Pain de mie là tên tiếng Pháp (wiki) của bánh mì gối trắng nên các bạn đừng nhầm tưởng Panasonic SD MDX102 sáng chế ra dòng bánh mì đó ở menu 1. Hay việc kết hợp với nghệ nhân mà hãng công bố giống cũng chỉ là đưa ra quy trình làm bánh còn hãng nào cũng có nghiên cứu tiêu chuẩn riêng

So sánh về cảm biến nhiệt

Các bạn dùng máy làm bánh mì Panasonic có thể mở ra ngắm nhìn bột, chụp ảnh các kiểu mà máy vẫn hoạt động bình thường

Điều này với máy làm bánh mì Zojirushi là không thể; bởi vì quá trình mở nắp ra đồng nghĩa với việc bạn tạm dừng máy ngay lập tức mà không cần ấn nút. Máy sẽ thông báo, khi nào bạn đóng nắp thì máy mới hoạt động tiếp. Nó đảm bảo việc làm bánh chuẩn theo nhiệt độ

Kể cả nấu gạo nếp thành mochi cũng vậy. Thời gian bạn mở nắp sẽ kéo dài thời gian hoàn thiện sản phẩm do máy cần bù nhiệt trong quá trình bạn mở nắp. Đây mới là khâu quyết định cảm biến nhiệt của máy và đảm bảo tốt nhất.

cách làm bánh mì hoa cúc bằng máy philips HD9046

Kết luận 1: Máy làm bánh mì Zojirushi ổn hơn về việc đảm bảo nhiệt khi làm bánh

  • Máy làm bánh mì Panasonic có 1 thanh nhiệt ở dưới
  • Máy làm bánh mì Zojirushi có 2 thanh nhiệt để bánh nở đểu hơn và khi đảo bột giúp bột tiếp xúc và ủ ở nhiệt độ chuẩn xác.

Máy làm bánh mì Panasonic MDX4 được quảng cáo nhồi bột 3D nhưng mà thay mỗi chân vịt nhô lên thì không khác gì máy làm bánh mì Bear có đầu chân vịt nhô lên. Do đó, đây không hẳn là sự khác biệt cải tiến quá lớn. Còn nướng bù ẩm thì mình không tin vì máy làm bánh mì không có hệ thống cấp hơi nước trong quá trình nước bánh.

Kết luận 2: Máy làm bánh mì Zojirushi nhỉnh hơn về đảm bảo nhiệt và đều nhiệt cho cả bowl bột.

KẾT LUẬN CHUNG: So sánh về cảm biến nhiệt thì máy làm bánh mì Zojirushi tốt hơn Panasonic. Mặc dù cảm biến nhiệt của Panasonic cũng đã rất đỉnh rồi

So sánh về men làm bánh mì

Máy làm bánh mì Panasonic đã được mệnh danh là làm bánh sử dụng ít men để hướng đến chất lượng sản phẩm cũng như đảm bảo sức khoẻ người dùng.

Thế nhưng, máy làm bánh mì Zojirushi mới dòng máy sử dụng lượng men ít nhất trong quá trình làm bánh: 1gr/bánh chứa 280-300gr bột. Chế độ làm bánh ít men này phù hợp với các bạn thích dùng MEN HỮU CƠ để làm bánh, thời gian làm bánh dài, ủ men bột lâu hơn cho dòng bánh healthy

KẾT LUẬN: Máy làm bánh mì Zojirushi chiếm ưu thế hơn trong việc dùng men và lên men làm bánh. Có hẳn 1 chế độ làm bánh mì ít men.

So sánh về chế độ làm bánh mì

  • Máy Panasonic: Có NHIỀU chế độ làm bánh mì hơn Zojirushi. Mỗi chế độ có 1 loại bánh hoặc 1 vài loại bánh.
  • Máy Zojirushi: Chế độ làm mì phân 3 dòng mì (udon, soba, pasta) và mỗi quy trình thời gian nhồi khác nhau. Vì bản chất 3 dòng mì khác nhau. Chế độ làm bánh mì của Zojirushi phân loại theo bánh: 1 loại bánh có nhiều cách làm hay nói cách khác là chế độ làm bánh theo công thức

Ví dụ cho bạn dễ hiểu hơn: Nếu làm bánh mì nguyên cám thì Panasonic có duy nhất 1 chế độ và 1,2 công thức của chế độ đó. Zojirushi có 6 chế độ cùng làm ra bánh mì nguyên cám được tính toán cẩn thận để ra sản phẩm phù hợp. Bánh mì nguyên cám soft khác với bánh mì nguyên cám basic

=> Chế độ làm bánh và công thức bánh của Zojirushi nhiều và đa dạng hơn. Zojirushi tỉ mỉ và hướng đến tiêu chuẩn cao hơn trong từng loại bánh.

Ví dụ: Làm bánh mì hoa cúc bằng máy Panasonic có 1 chế độ. Còn Zojirushi có tới 3 chế độ làm bánh mì hoa cúc. Làm bánh mì hoa cúc bằng máy Zojirushi không cần cho bơ sau mà bánh vẫn rất ngon, không tách bơ.

Ngoài ra, máy làm bánh mì Zojirushi cũng không cần phải kết hợp với hãng bánh Nogami nổi tiếng của Nhật để PR như Panasonic. Bản thân hãng đã có những tiêu chuẩn để phù hợp với thị trường nội địa rất khắt khe và khó tính.

bánh mì nogami nhật bản

So sánh về khay men và hạt

  • Panasonic: Ngay từ đầu Panasonic có khay men hạt riêng
  • Zojirushi: Hiện nay đã có khay men và khay hạt riêng

Tuy nhiên Panasonic phải thả hạt ( thêm 1 quy trình cài đặt, ai quên hay setup nhầm là hạt còn nguyên trong khay).Zojirushi thì cho hạt vào máy và máy tự thả (do máy đã tính toán thời gian nhồi bột trước khi nghỉ)

Các bạn có máy Zojirushi đời cũ, chẳng hạn Zojirushi BB HAQ10, cũng đừng lo: Vì từ khi mình đi học làm bánh đến nay chưa có thầy/cô nào bảo phải trộn bột trước rồi mới thả men trộn sau. Mình có để lẫn men-muối cũng không thấy men có vấn đề. Vấn đề là các bạn cần bảo quản tốt men để làm bánh.

KẾT LUẬN: Máy làm bánh mì Zojirushi tối ưu hơn trong việc cho hạt khô vào làm bánh, không cần setup chế độ thả hạt

So sánh máy nào làm bánh mì ngon hơn?

Cái ngon hay không ngon thì dựa trên cảm nhận của cá nhân mỗi người. Nhưng nếu làm chuẩn công thức theo máy, không sử dụng công thức sáng tạo thì Zojirushi cho bạn nhiều lựa chọn bánh hơn Panasonic. Còn mình lại thích ăn bánh làm bằng máy Panasonic hơn

Thêm nữa, làm bánh ngon hay không cũng phụ thuộc vào cách bạn hiểu và sử dụng máy như thế nào. Đọc thêm về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy làm bánh mì cũng như hướng dẫn làm bánh mì bằng máy ngon nhất có thể nhé

Kết luận: Máy làm bánh mì Zojirushi và Panasonic

Với cá nhân thì mình thấy máy làm bánh mì Zojirushi hơn hẳn Panasonic. Bản thân mình thì đang dùng cả 2 máy Panasonic MDX104 và Zojirushi SS10. Nhưng nếu bạn nào hỏi “So sánh máy làm bánh mì Panasonic và Zojirushi thì máy nào tốt hơn? Nên mua máy nào?” thì mình vote 1 phiếu cho Zojirushi nhé

Review chế độ làm bánh mì gối trắng của Panasonic & Zojirushi

Mình test bằng công thức bánh mì gối trắng y như trong sách công thức của Zojirushi

  • 2/3 cup nước – 170ml
  • 2 cups bột – 250gr bột
  • 1-1/2 Tbsp – đường (21g)
  • 1-1/2 Tbsp – sữa bột (12g)
  • 1/2 tsp muối
  • 10g bơ
  • 1 tsp men

Thật ra thì Panasonic làm bánh theo sách công thức đi kèm máy sẽ ngon hơn rất nhiều, so sánh này chỉ mang tính chất tham khảo thôi nhé các bạn. Ngoài ra, các bạn có thể test thêm những công thức làm bánh mì bằng máy “bất bại”, đã được thử nghiệm thành công trên nhiều loại máy nhé

So sánh quá trình làm bánh

  • Làm bánh mì gối trắng bằng máy Panasonic: menu 1, vỏ sáng, tổng thời gian 4h
  • Làm bánh mì gối trắng bằng máy Zojirushi: chế độ basic, vỏ sáng, tổng thời gian 3h30

Duy nhất sơ xuất là men bỏ thẳng vào thố của máy Panasonic do quen tay chứ không bỏ vào ngăn men. Bật 2 máy cùng lúc. Em Zojirushi im lìm rest 20 phút mới nhàn nhã nhào bột. Trong khi Panasonic huỳnh huỵch trâu bò nhào bột ngay từ giây đầu tiên bấm start. Máy Panasonic hơi rung, cối có chút lỏng lẻo hơn Zojirushi. Còn Zojirushi thì chậm rãi chắc chắn và mở nắp mới nghe rõ nó nhào bột

  • Mình nghĩ cối máy Zojirushi chắc chắn do cái vòng gang đúc dưới đế, nặng và chắc. Hoặc vòng đó còn thêm tác dụng truyền nhiệt hay không thì không rõ. Cối của Zoji cũng dày nặng hơn cối Pana gần 200g.
  • Còn lí do máy Zojirushi khởi động chậm hơn mà lại về đích nhanh hơn máy Panasonic là do chế độ đánh bột của 2 máy khác nhau. Pana ngoài đánh bột thông dụng sẽ có đổi chế độ đảo bột. Nên máy Panasonic sẽ không êm như các dòng khác
  • Máy làm bánh mì Panasonic có chế độ cảm ứng nên lần đánh + đảo bột đầu rất mạnh để bột đều, bột không cần rây. Ở chế độ này bột sẽ hơi nóng . Sau khi đánh bột, máy Panasonic sẽ chuyển qua làm mát bột rồi mới thả men. Vì vậy máy làm bánh mì Panasonic sẽ làm bánh lâu hơn: 1 lần đánh bột, 1 lần trộn men, rồi ủ 2 lần và nướng. Ngoài ra, máy làm bánh mì Panasonic cũng giữ độ ẩm tốt hơn Zojirushi
So sánh máy làm bánh mì Panasonic và Zojirushi - Chế độ bánh mì gối trắng - Ảnh 3

So sánh kết quả thành phẩm

  • Bánh mì gối trắng làm bằng máy Zojirushi: Vỏ bánh dầy và sậm mầu hơn dù mình chọn mode vỏ sáng, ăn vỏ hơi có vị nhặn đắng. Nhưng ruột nở tốt hơn (trông ổ to hơn Pana) xốp và ruột đàn hồi tốt
  • Bánh mì gối trắng làm bằng máy Panasonic: Vỏ bánh sáng màu, cầm vào giòn và cảm giác rất thích, cảm thấy vỏ mỏng ngay từ khi cầm. Ruột có 1 chút bết dưới đáy chỗ chân vịt (chắc do men mình cho thẳng vào thố và bị nhào ngay sau khi bật máy, không có thời gian rest để men hoạt động tốt hơn nên bánh không nở tốt). Bánh ăn vỏ rất ngon, cảm giác gần giống với bánh mì việt nam, muốn ăn mãi

Thành phần, lượng nước 2 máy y hệt nhau chính xác đến từng nửa gram. Chỉ có sơ suất là mình không bỏ men vào ngăn men Panasonic thôi. Do đó, có vẻ so sánh máy làm bánh mì Panasonic và Zojirushi thì Pana hơi bị thiệt hơn 1 chút rồi.

7 thoughts on “So sánh máy làm bánh mì Panasonic và Zojirushi

  1. Pingback: Review Máy Làm Bánh Mì Panasonic MDX102 Men Tự Nhiên 41 Menu

  2. Pingback: Review Máy Làm Bánh Mì Panasonic P104 Siêu Hot & Cháy Hàng?

  3. Pingback: Review Máy Làm Bánh Mì Panasonic Xứng đáng Top 1 Thế Giới?

  4. Kim Long says:

    Cho mình hỏi là máy có chức năng hấp gạo nếp để làm bánh mochi không ạ, máy zoji ss10 á bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem nhanh