@chillbox.official

1001 điều cần đọc trước khi quyết định mua máy làm bánh mì

cac loai may lam banh mi pho bien

Loading

Giữa muôn vàn kiểu máy làm bánh mì và hình ảnh những chiếc bánh mì nướng tại nhà, hứa hẹn ngon lành và thơm phức, khiến nhiều chị em hoang mang không biết nên chọn mua máy làm bánh mì loại nào. Có rất nhiều bạn gửi cho mình những câu hỏi như thế này ” Nên mua máy làm bánh mì loại nào ? Máy làm bánh mì loại nào tốt nhất ? Có nên mua máy làm bánh mì của hãng Abc này không ? … “.

Nhưng mà nói thật, những câu hỏi như thế này chắc không ai có thể trả lời được. Các chị em hỏi như vậy cũng giống như “thầy bói xem voi” thôi, mỗi người trả lời một kiểu. Mỗi người một nhu cầu, sở thích nên cái “ưng lắm”, “tốt lắm” của người này đương nhiên không thể vừa vặn và hài lòng với gia đình của bạn được. Còn các bài review máy làm bánh mì khác trên mạng thì cũng hầu hết là các “thương gia”, họ bán sản phẩm nào thì họ khen sản phẩm đó thôi

Máy làm bánh mì Zojirushi - Ảnh thực tế

Ví dụ như 2 loại máy làm bánh mì phổ biến là PetrusZojirushi được rất nhiều chị em review trên mạng. Tuy nhiên, cái khái niệm “bánh ngon” mỗi người lại khác nhau, điều kiện kinh tế mỗi gia đình cũng khác nhau. Sao có thể so sánh một chiếc máy bình dân Trung Quốc, chưa đến 2 triệu với một chiếc máy làm bánh mì cao cấp Nhật Bản có giá bán gấp 3 lần được. Nhu cầu của mình tới đâu, mình dùng tới đó thôi

Do đó, trong bài viết này, mình sẽ đưa ra một số thông tin, lưu ý, kinh nghiệm mua máy làm bánh mì để bạn tìm hiểu thật kỹ. Rồi sau đó tự tin tìm các sản phẩm máy làm bánh mì phù hợp và ưng ý với gia đình nhé. Chỉ bạn mới rõ nhất bản thân mình thôi, đúng không nào ?

Tìm hiểu TẤT TẦN TẬT về máy làm bánh mì

Đầu tiên, máy làm bánh mì là gì?

Máy làm bánh mì thì chắc chắn là để làm bánh mì rồi. Tuy nhiên, không giống như các loại máy nướng bánh mì khác (sandwich, hotdog…), máy làm bánh mì có thể tự động làm từ A-Z cho đến khi ra lò một chiếc bánh mì hoàn chỉnh, nóng hổi vừa thổi vừa ăn. Tất cả những gì bạn cần chỉ là cho đầy đủ nguyên liệu vào máy, bất nút khởi động và chờ đợi. Quá tiện phải không nào ?

Tuy nhiên, với tính năng này, bánh ngon hay dở cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Mình đã chia sẻ về vấn đề này rồi, bạn có thể đọc lại cách làm bánh mì tự động bằng máy ngon nhất nhé. Chính vì sự tiện lợi, nhanh chóng, làm được rất nhiều các loại bánh mì khác nhau mà máy làm bánh mì ngày càng được nhiều chị em ưa chuộng và tin dùng. Ngoài những công thức đi kèm theo máy, bạn có thể áp dụng thêm các công thức đã được thử nghiệm thành công, hoặc sáng tạo thêm những công thức khác phù hợp với khẩu vị của bản thân hơn.

@chillbox.official

Về cơ bản, máy làm bánh mì sẽ có 3 chức năng chính là trộn bột, ủ bột và nướng bánh; thay thế toàn bộ các quy trình làm bánh thông thường chỉ với một chiếc máy. Tùy từng loại máy làm bánh mì sẽ được bổ sung thêm các chức năng khác như làm mì, làm mứt, pate, bánh mochi … Ngoài ra, hầu hết các loại máy bánh mì đều có chức năng hẹn giờ chính xác thời gian BÁNH HOÀN THÀNH. Phần này bạn có thể đọc kĩ hơn ở bài viết này nhé

Lịch sử ra đời của máy làm bánh mì

Máy làm bánh mì dùng trong công nghiệp đã ra đời vào những năm 1950 giúp tiết kiệm sức lao động và thời gian đáng kể tại các xưởng bánh mì. Nó làm thay công việc ở nhiều khâu khác nhau. Phát minh vĩ đại này thuộc về Joseph Lee (1849-1908). Tất cả những phiên bản máy làm bánh mì tự động kiểu gia đình ra đời sau này đều dựa trên những thành tựu của ông.

160782341 10208586449936688 2671157552341258396 n

Năm 1986 Matsushita Electric Industrial Co. (tiền thân của Panasonic ngày nay) là công ty đầu tiên cho ra đời chiếc máy làm bánh mì gia đình với đầy đủ các khâu từ trộn – ủ – nướng. Sau đó rất nhiều công ty cũng sản xuất máy làm bánh mì và tối ưu dần các chức năng, quy trình và menu khác nhau.

Cách sử dụng máy làm bánh mì tự động

Để làm được một ổ bánh mì với máy tự động, cần làm các bước sau:

Bước 1: Đong nguyên liệu theo công thức. Sau đó, đổ các nguyên liệu này vào trong xô đựng (thường là theo thứ tự chất lỏng rồi tới nguyên liệu khô). Nguyên nhân là: khi men khô được dùng để làm bánh mì tiếp xúc trực tiếp với nước sẽ được kích hoạt và lên men.

hướng dẫn sử dụng máy làm bánh mì (1)

Vì thế, cần giữ cho men và chất lỏng không tiếp xúc với nhau cho tới khi quy trình làm bánh bắt đầu. Điều này cần đặc biệt chú ý khi dùng chế độ hẹn giờ (nếu máy không có khay men riêng). Đổ chất lỏng vào trước cũng giúp hạn chế nguyên liệu khô đọng ở đáy xô. Trong một số trường hợp vẫn có thể làm ngược lại, nhưng phải là khi bạn đã có kỹ thuật làm bánh mì tốt.

hướng dẫn sử dụng máy làm bánh mì (2)

Bước 2: Bấm chọn các nút trên bảng điều khiển: chế độ làm bánh, size bánh, màu bánh, hẹn giờ/không hẹn giờ, cho hạt/không cho hạt.

Bước 3: Ấn nút Start và đợi bánh chín.

Bước 4: Đeo bao tay dày để nhấc xô ra khỏi máy. Lấy bánh ra khỏi khuôn và đặt trên rack hong bánh hoặc dụng cụ tương tự. Sau khi bánh được nướng xong, lấy bánh ra ngoài và lưỡi trộn sẽ lẫn cùng bánh, tạo ra một lỗ nhỏ ở phía đáy bánh. Điều này là bình thường và đừng lo lắng. Gỡ lưỡi trộn ra sau khi cắt bánh. Hoặc tháo lưỡi trộn ra SAU khi bánh được Trộn lần cuối – hãy chắc chắn nắm rõ quy trình của máy khi làm điều này.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chung của máy làm bánh mì

Phần này rất quan trọng nhưng lại khá khô khan. Khi đã hiểu được cách thức máy làm bánh mì hoạt động, bạn có thể áp dụng linh hoạt công thức bánh hơn, làm được nhiều món hơn và tất nhiên là thành phẩm ngon hơn nữa rồi.

Cấu tạo cơ bản của máy làm bánh mì

Máy làm bánh mì gồm có 3 phần chính:

  • Thân máy: bao gồm phần động cơ, cảm biến nhiệt, dây mayxo (để nướng)
  • Xô đựng có quai xách: có lớp chống dính, được lắp vào bên trong máy, để chứa nguyên liệu đồng thời là khuôn bánh. Bánh mì làm ra sẽ được tạo hình trong cái xô này. Có thể bạn sẽ không thấy hình dàng của một ổ bánh mì thông thường.
  • Chân vịt/Lưỡi trộn: bộ phận này giúp đánh/trộn bột, lắp vào xô đựng trước khi đổ nguyên liệu vào.
cấu tạo cơ bản của máy làm bánh mì

Xô đựng và lưỡi trộn là 2 bộ phận có thể tháo rời và vệ sinh với nước. Xô đựng có hai kiểu là khuôn dọc và khuông ngang. Khuôn ngang cho ổ bánh to hơn và thường có 2 lưỡi trộn. Các máy làm bánh mì Châu Âu thường phổ biến với 2 size 700g và 900g. Máy làm bánh mì thị trường Châu Á thường có size nhỏ hơn. Lí do có thể là do bánh mì khẩu phải là món ngũ cốc chính trong chế độ ăn Châu Á.

Máy làm bánh mì hoạt động như thế nào?

Thông thường trên máy sẽ có màn hình hiển thị :

  • Thời gian đếm ngược (cho đến khi ổ bánh hoàn thành)
  • Menu được chọn máy đang ở giai đoạn nào.

Quy trình làm bánh sẽ diễn ra như sau:

  • Khi bấm nút Khởi động, lưỡi trộn sẽ quay đểu để Trộn [Knead] các nguyên liệu đã được đong và đổ vào xô.
  • Ở một số chế độ (thường là với chế độ có sử dụng bột nguyên cám hoặc các loại bột Gluten yếu, nhiều cám), máy không trộn bột ngay mà đưa nguyên liệu về nhiệt độ lý tưởng trước rồi mới trộn – giai đoạn [Preheat].
  • Hoặc, máy có thể trộn rất nhẹ nhàng vài chục giây rồi dừng với mục đích Autolyse (thuật ngữ chỉ việc trộn bột với nước để các sợi Gluten trong bánh tự hình thành các liên kết). Sau một khoảng thời gian nhất định khi khối bột đã dai và đàn hồi hơn, thì máy mới đổ men và trộn.
  • Sau khi men được trộn đều với các nguyên liệu, khối bột sẽ được nghỉ để Lên Men [RISE]
  • Sau khi lên men. Khối bột sẽ nở phồng. Dây mayso sẽ nóng lên, tỏa nhiệt, biến chiếc máy thành một chiếc lò nướng mini và bánh được nướng chín.
những lưu ý an toàn khi sử dụng máy làm bánh mì

Tùy theo mỗi chế độ làm bánh mà có thể có 2-3 lần Trộn và Lên Men trong suốt quá trình làm bánh. Số lần không cố định. Một số máy hiện đại ra đời sau, cho phép tùy chỉnh quy trình theo ý muốn.

Quy trình và thời gian trộn tùy thuộc vào từng chế độ/menu làm bánh của từng loại máy. Cần trung bình 3-4 tiếng cho một ổ bánh mì cơ bản, kể từ khi máy bắt đầu chạy. Một số bánh có quy trình làm 5-6 tiếng. Cũng có thể làm bánh mì nhanh trong khoảng từ 1-2 tiếng.

Nhưng nhìn chung bánh mì không nên làm quá nhanh. Lên men lâu sẽ giúp tạo hương vị sâu cho bánh, đồng thời giúp cho kết cấu bánh dai hơn và cũng tốt cho tiêu hóa hơn. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để nắm rõ một vòng quy trình của máy nếu muốn tạo hình hoặc làm các bước nâng cao hơn. Có thể hẹn giờ để có bánh chin vào thời điểm mong muốn.

Kinh nghiệm và hướng dẫn chọn mua máy làm bánh mì

Có nên mua máy làm bánh mì hay không ?

Dù việc tự làm bánh mì rất hấp dẫn nhưng việc có nên mua máy làm bánh mì hay không nên dựa vào nhu cầu thực tế của gia đình. Như bản thân mình cân nhắc vài năm mới mua, từ lúc thích đến lúc thật sự có nhu cầu. Nên mua máy làm bánh mì nếu như các sản phẩm từ bột mì (bánh mì, bánh bao, mì) và các sản phẩm khác của mlbm (mứt, pate, bánh dày) có mức tiêu thụ đều đặn và nhu cầu phát sinh thường xuyên trên bàn ăn nhà các chị em. Mình nghĩ tần suất sử dụng từ 3-4 lần/tuần hoặc hơn thì mới nên cân nhắc mua.

Có nên mua máy làm bánh mì không?

Một số hãng máy và dòng máy làm bánh mì tại Việt Nam

So với các loại sản phẩm gia dụng khác, máy làm bánh mì ít phổ biến hơn. Do đó, các sản phẩm máy làm bánh mì tại thị trường Việt Nam cũng không đa dạng và ít xuất hiện tại các showroom, cửa hàng chính hãng hơn. Sau đây là một số hãng máy, dòng máy làm bánh mì mà bạn có thể mua tại (và từ) Việt Nam

  • Phân phối chính hãng: Panasonic (P104), Zojirushi (HAQ10)Tiross (TS820, TS821, TS822)
  • Các máy Đức, Trung, Nhật, Hàn mới được nhập về bán như Phillips, WMF, Siroca, Petruss, Midea, Unold….
  • Máy Nhật bãi: phổ biến nhất có Panasonic, Zojirushi, Siroca, National, Twinbird.
  • Tự order máy từ Taobao, từ Amazon hoặc qua các kênh dịch vụ.

Mua máy làm bánh mì tại các trang thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada; hoặc các đại lý đồ điện tử gia dụng sẽ có giá bán tốt hơn một chút. Đổi lại, các chính sách hậu mãi, bảo hành tại các đơn vị phân phối chính hãng sẽ ok hơn rất nhiều. Các này bạn cũng nên cân nhắc trước khi nhé

Máy làm bánh mì giá bao nhiêu ?

Hiện nay, máy làm bánh mì có giá từ 1,5 triệu tới hơn chục triệu tùy theo nhãn hiệu và dòng máy. Để xem nhanh giá của 1 chiếc máy làm bánh mì bất kỳ, bạn có thể làm như sau:

  • Vào google, search “Giá + máy làm bánh mì + tên máy (thêm đời máy nếu biết mục tiêu cụ thể rồi). VD: “Giá máy làm bánh mì Zojirushi BB-HAQ10
  • Vào các trang thương mại điện tử như Tiki, Shopee và gõ từ khóa “Máy làm bánh mì + Tên máy + dòng máy”. VD: ” Máy làm bánh mì Panasonic P104″
  • Trên thanh công cụ tìm kiếm của facebook trên cùng trang newfeeds gõ “Máy làm bánh mì”

Tầm tiền xxx thì mua máy làm bánh mì loại nào ?

Một câu hỏi nữa cũng được rất nhiều bạn quan tâm, đó là “Tầm tiền xxx thì mua máy làm bánh mì nào?“. Theo mình thì hiện nay tầm tiền nào cũng mua được máy làm bánh mì với đủ chức năng cần thiết và đủ cách để biến tấu. Việc biến tấu chức năng máy làm bánh mì dựa trên nguyên lý của việc máy đảo trộn và gia nhiệt, nên tùy vào nhu cầu mà mình sử dụng các chức năng đã có.

Mua máy làm bánh mì đắt tiền hơn thì làm bánh sẽ ngon hơn ?

Máy làm bánh mì xịn hơn, cao cấp hơn thì đương nhiên về độ hoàn thiện, đồ bền, tính ổn định sẽ tốt hơn. Máy chạy êm hơn và bánh làm ra cũng sẽ ngon hơn. Cái sự ngon hơn này là so sánh theo công thức mặc định sẵn của máy. Còn với những công thức biến tấu thêm (điển hình là bánh mì hoa cúc) thì kỹ năng của bạn đóng một vai trò khá quan trọng đấy nhé!

Thông tin thêm cho bạn là các admin đang sử dụng 5 dòng máy làm bánh mì khác nhau. Và đều làm được những chiếc bánh ngon, có những công thức tốt để chia sẻ. Vậy nên bánh ngon hay không cũng nhờ bạn hết, máy là công cụ, còn chủ nhân chiếc máy mới là người điều khiển và sáng tạo.

Tóm lại, khi quyết định mua máy làm bánh mì, bạn hãy tìm kiếm giá các loại máy làm bánh mì rồi lựa chọn máy phù hợp với tài chính, sở thích. Nắm rõ chức năng từng máy, so sánh với nhu cầu của bản thân rồi ra quyết định nhé. Chúc các chị em “cưới” được “người yêu” tốt và yêu nhau bền lâuuu

Máy làm bánh mì abc thì có chức năng gì?

Cách tốt nhất để biết máy có chức năng gì là bạn tìm manual của máy. Search google “tên hãng + mã máy đầy đủ + manual pdf” thông thường sẽ ra. Nếu không tìm được thì yêu cầu người bán cung cấp danh sách chức năng. Chú ý là một số máy không có chức năng nướng độc lập, nếu nhà bạn không có lò nướng hay nồi chiên không dầu thì có thể bạn cần 1 máy làm bánh mì có chức năng nướng độc lập (bake only).

Ví dụ: Khi mình search “Petrus PE8855 manual pdf” thì sẽ có ngay file PDF hướng dẫn sử dụng máy làm bánh mì Petrus PE8855 với đầy đủ công thức đi kèm theo máy như bên dưới

Máy làm bánh mì xyz có tốt không ?

Đến hãng máy tốt nhất cũng có xác suất máy lỗi. Mua máy làm bánh mì ở đâu cũng nên quan tâm đến chính sách bảo hành của người bán hoặc của công ty. Còn trải nghệm cá nhân của người dùng thì mọi người hãy chịu khó search bài trên các group facebook (Ví dụ như “Yêu máy làm bánh mì” ) bằng cách gõ từ khóa “Máy làm bánh mì + Tên hãng”. Ví dụ: “Máy làm bánh mì Petrus PE8855“. Đọc đủ nhiều thì bạn sẽ biết máy có đạt được hiệu quả như mong đợi của bạn hay không.

Phân vân giữa máy A, máy B và máy C nên chọn máy nào?

Bạn hãy tìm hiểu tất cả các khía cạnh về giá, chức năng, phân phối chính hãng hay hàng bãi, hay hàng nội địa Trung, thẩm mỹ máy rồi so sánh với khả năng tài chính, nhu cầu và thẩm mỹ của bản thân rồi quyết định nhé. Không ai hiểu bạn bằng chính bạn cơ mà.

Ví dụ nhé, nếu bạn như mình ngoại ngữ kém nhưng hay tọc mạch thì mình dùng máy Nhật vẫn tìm cách đọc manual được. Nhưng bạn cần manual tiếng Việt cơ thì có thể cân nhắc mua máy bản quốc tế phân phối chính thức. Mặt khác là nếu bạn lo lắng những phức tạp do máy hỏng hóc, cần sửa chữa hay thay thế linh kiện chuẩn; mong muốn được bảo hành 1-2 năm thì cũng nên chọn mua máy làm bánh mì tại các đại lý phân phối chính thức. Hoặc nhà có lò nướng, yêu thích tạo hình thì không cần máy có chức năng Bake only, và ngược lại.

Hướng dẫn chọn dung tích máy phù hợp với từng gia đình

Hiện máy làm bánh mì có hai thể tích phổ biến là 1 loaf (500g bánh thành phẩm) và 2 loaf (1000g bánh thành phẩm). Nếu máy làm được 2 loaf thì bạn có thể làm lượng bột 1 loaf, 1.5 loaf hoặc 2 loaf. Còn máy 1 loaf thì max chỉ làm được 1 loaf mà thôi. Thông thường theo nhu cầu sử dụng thì

  • 2-3 người ăn: 1 loaf
  • 3-5 người ăn: 1.5 loaf
  • 5-7 người ăn: 2 loaf
kinh nghiệm mua máy làm bánh mì

Nhưng có một vài phản hồi là bánh mì nhà làm ăn nhanh no hơn bánh mì mua ngoài. Như máy làm bánh mì Panasonic P104 mình đang dùng thì 1 loaf là đủ ăn sáng cho 2 vợ chồng, 1 em bé 5 tuổi và 1 em bé 3 tuổi. Tổng 2 người lớn 2 trẻ nhỏ. Vậy nên nếu nhà có 4 người thì mua máy làm bánh mì 1 loaf cũng không thiếu.

Nếu làm bánh ăn không hết các bạn để trong hộp nhựa đóng kín nắp. Những loại hộp bảo quản đỉnh chóp nhất có thể kể đến như Tupperware hay Rubbermaid. Bánh mì nướng sử dụng trong ngày thì sẽ không bị khô, nếu trữ lâu hơn thì cần cho tủ lạnh.

Máy nào thì làm được bánh abc và món xyz?

Hầu như các công thức đã được thử nghiệm thành công thì bạn có thể áp dụng trên máy khác, tuy nhiên vì là công thức đi mượn nên cần chút điều chỉnh.

  • Các công thức bánh mì nhạt (ít bơ, ít đường, ko trứng) thì dùng Basic bread/French bread/Soft bread tùy theo muốn vỏ và độ mềm của bánh ntn.
  • Các công thức bánh ngọt (nhiều bơ, nhiều đường, có trứng) thì làm bằng chế độ Soft/Sweet.
  • Các công thức Jam/Pate thì cần chức năng Jam/Mochi
  • Làm sữa chua cần chế độ ủ sữa chua hoặc dùng chế độ ủ bột độc lập (canh bấm nhiều lần cho đủ 6-8h).

Máy chạy có ồn không? Có rung không? Thân máy khi nướng có nóng không?

  • Máy làm bánh mì đến đoạn đánh bột sẽ có rung và tiếng ồn nhất định. Nếu đặt trên mặt phẳng cứng và chắc thì tiếng ồn và rung sẽ giảm.
  • Tùy máy mà thân máy có nóng lên khi nướng nhưng chỉ âm ấm chứ không có khả năng gây bỏng.
  • Cảm nhận có ồn quá hay không còn nằm trong ngưỡng nhạy cảm của mỗi người. Một số quảng cáo máy có ghi độ ồn của máy (đơn vị dB) khi hoạt động. Bạn có thể tìm hiểu hoặc hỏi bên bán.Cũng có app trên điện thoại đo được độ ồn, khi nào các chị em ta thử đo máy mình và so sánh với nhau cho mem chưa có máy tham khảo nhỉ. Một lưu ý khác là tuy cùng 1 mã máy có máy ồn hơn máy khác

Một số lưu ý khi đặt mua máy làm bánh mì từ nước ngoài

Mua máy làm bánh mì Nhật bãi, máy nội địa Trung?

Máy Nhật bãi thì tùy thuộc chính sách bảo hành của người bán máy rồi nên hãy hỏi rõ trước khi mua.

Máy nội địa Trung thì thông thường người bán bảo hành 1 tháng (hỏng đổi, tùy nơi). Sau đó nếu hỏng tiếp mà người bán không hỗ trợ được thì chuyển về Trung bảo hành. Chi phí ship hàng đi, nhận hàng lại, người mua phải chịu. Còn về chất lượng máy thì hàng nước nào, thậm chí hãng nào cũng phân cấp, phân dòng, mà giá cả cũng có thể là một chỉ dấu về chất lượng.

Nếu chấp nhận mua từ nước ngoài là chúng ta chấp nhận mất một số đảm bảo để có được vài mặt khác (có thể là rẻ hơn hoặc nhiều tính năng hơn)

Ảnh thực tế máy làm bánh mì Petrus PE885 (1)

Máy tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Anh, … mà không có sách hướng dẫn Tiếng Việt thì làm thế nào ?

Nếu không được hỗ trợ dịch hướng dẫn công thức từ người bán thì các bạn có thể cài app Translate, bật tính năng dịch ảnh, dí vào trang sách thì tiếng gì cũng đọc được nhé. Nếu máy bãi không kèm manual thì bạn có thể tìm manual trên mạng bằng cách search “Tên hãng + Mã máy đầy đủ + manual pdf”. Mình chưa thấy máy nào không tìm được manual á.

Có nên nhờ người bán hàng tư vấn ?

Đương nhiên là nên hỏi cặn kẽ ng bán. Hỏi tất cả các câu hỏi trên càng tốt. Người bán nào còn không rõ máy mà họ bán thì chắc chắn là không nên mua rồi. Người bán có tâm sẽ tư vấn tận tình. Nhưng người bán sẽ chỉ biết rõ ưu điểm máy họ bán, chứ không thể khen/biết ưu điểm máy họ không bán. Thông tin của người bán chỉ nên tham khảo. Và bạn chỉ có thể chọn máy phù hợp nếu bạn đã tìm hiểu kỹ và tổng hợp thông tin.

Có nhiều trường hợp, người bán hàng tư vấn máy làm được món này, món kia. Trong khi kiểm tra lại thì máy không có chức năng phù hợp. Cũng có người bán hàng tư vấn mua máy này mới chuyên nghiệp, máy kia thì không bằng, trong khi nhu cầu người mua chỉ cần một chiếc máy làm bánh mì gia đình.

Nguồn: Admin Chu Thu Hằng Group Yêu Máy Làm Bánh Mì

18 thoughts on “1001 điều cần đọc trước khi quyết định mua máy làm bánh mì

  1. Pingback: Review Máy Làm Bánh Mì Petrus PE8855 - Blog Cách Làm

  2. Pingback: Top 20+ Công Thức Làm Bánh Mì Bằng Máy - Blog Cách Làm

  3. Pingback: Top 3 Máy Làm Bánh Mì Petrus được Yêu Thích Nhất 2021

  4. Pingback: Hướng Dẫn, Kinh Nghiệm Chọn Mua Máy Làm Bánh Mì - Blog Cách Làm

  5. Pingback: [2021] Review Máy Làm Bánh Mì & Hướng Dẫn Chọn Mua Máy A-Z

  6. Pingback: Review Máy Làm Bánh Mì Panasonic Có Xứng đáng Top 1 Thế Giới

  7. Pingback: Review Máy Làm Bánh Mì Panasonic P104 Siêu Hot & Cháy Hàng?

  8. Pingback: Review Panasonic MDX102 & Hướng Dẫn Sử Dụng FULL 41 Menu

  9. Pingback: Review Máy Làm Bánh Mì WMF Kult X Dưới 4 Triệu, Vỏ Cromargan

  10. Pingback: Review Máy Làm Bánh Mì Tiross: Hơn 1 Triệu, Liệu Có Tốt ?

  11. Pingback: So Sánh Máy Làm Bánh Mì Panasonic Và Zojirushi: 7 Điểm Chú Ý

  12. Pingback: Review Máy Làm Bánh Mì Siroca 712/ 722 Nội địa Nhật - Blog Cách Làm

  13. Pingback: 2 Công Thức Bánh Quy Giáng Sinh Nhưng Làm được đủ Vị Cực Ngon Mà Siêu Cute - Butter Cookie Box - Blog Cách Làm

  14. Pingback: Review Máy Làm Bánh Mì Panasonic Xứng đáng Top 1 Thế Giới?

  15. Pingback: Review Máy Làm Bánh Mì Zojirushi BB-HAQ10 - Blog Cách Làm

  16. Pingback: Review Máy Khử độc Thực Phẩm Gume Khử Trùng Tới 99,99%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem nhanh