@chillbox.official

Review máy ép chậm Hurom H200: Quất nó luôn các chị em ơi!

review máy ép chậm Hurom H200 - Ảnh 2

Loading

Khi tìm hiểu để mua máy ép chậm, mình đã rất phân vân khi lựa chọn giữa máy ép chậm Smeg hay Hurom rồi. Cuối cùng lại rước về cho mình 1 em máy ép chậm Hurom H200. Lý do vì sao ư? Vì mình đã cày nát review về các loại máy ép chậm trên youtube rồi thì thấy Hurom, Breville và Kuving vẫn cứ là đỉnh nhất. Smeg thì chỉ có 1 thế hệ máy ép chậm này thôi trong khi các hãng kia đã phát triển qua nhiều series và được cải tiến qua nhiều năm rồi. Với cả ít người dùng và đắt nữa nên mình cũng hơi lăn tăn.

Review máy ép chậm Hurom H200

Trước tiên thì các bạn đừng nhầm lẫn giữa máy ép với các loại máy xay, máy làm sữa hạt nhé. Máy ép cho ra nước ép (juice) còn máy xay thì cho ra sinh tố (smoothie)

Ở Việt Nam thì Hurom vẫn được ưa chuộng và dễ mua hơn. Máy ép chậm Hurom H200 là đời mới nhất ra năm 2020 của hãng, giá là mình mua là gần 10 triệu. Giờ thì có Hurom H201 thấy bảo có cải tiến hơn 1 chút. Vì quá mê màu đỏ nên mình đã rước em này về chứ màu trắng, đen và titan cũng đẹp lắm!

review máy ép chậm Hurom H200 - Ảnh 2

Ưu điểm máy ép chậm Hurom H200

Điểm nổi bật mà mình thích nhất của máy ép chậm Hurom H200 là phần hộp chứa hoa quả và miệng nắp rộng nên không cần đứng nhét từng miếng nhỏ mà có thể đổ tất cả nguyên liệu vào 1 lượt. Rất hợp với người có ít thời gian như mình. Nguyên liệu mình cắt sẵn từ tối hôm trước để vào hộp cất tủ lạnh, sáng ra chỉ việc đổ vào máy ép là chồng con có nước quả uống ngay trước khi đi học đi làm. Buổi sáng thời gian thường rất gấp rút nên tiết kiệm được tí nào hay tí ấy

hướng dẫn sử dụng máy ép chậm Hurom - Ảnh 2

Động cơ mạnh mẽ nhưng lại vô cùng êm ái. Hãng quảng cáo là máy ép chậm Hurom H200 có thể ép nguyên quả không cần cắt. Mình có thử nghiệm thì thấy là các loại củ quả mềm hoặc quả mọng thì máy ép quá dễ dàng, không cần cắt thật. Thậm chí quả táo hay củ dền; cà rốt cũng có thể nghiền dễ dàng, không bị kẹt.

Tuy nhiên, với quả táo có vỏ dai mà để nguyên quả và quả dứa để nguyên lõi thì máy sẽ phát ra tiếng két két khá ghê. Nên để giữ độ bền cho máy thì táo mình không gọt vỏ, dứa không bỏ lõi nhưng mình có cắt ra để máy vận hành trơn tru hơn ạ. Máy hoạt động rất êm và nhanh, hầu như không ồn

@chillbox.official

Máy ép chậm Hurom H200 có thể tháo lắp, cọ rửa dễ dàng với ít chi tiết, nhất là phần lưới lọc bằng nhựa dễ vệ sinh hơn lưới lọc kim loại. Mình chỉ cần để dưới vòi nước chảy là sạch. Vài loại xơ quá nhỏ nếu mắc lại ở các kẽ thì có thể cọ sạch bằng cọ rửa đi kèm. Phần van mở cũng rất thuận tiện. Phần thân máy (màu đỏ) sau khi tháo phần khay hứng bã và cối ép ra thì cũng sạch sẽ hoàn toàn không cần lau

Máy ép chậm Hurom H200 không xảy ra hiện tượng bị kẹt bã. Bã ép rất kiệt. Hầu như không còn dư lại mấy nước. Các loại quả nhiều nước như dưa hấu thì còn ẩm chứ quả nhiều bã như táo thì bã còn rất ít ẩm thôi. Phần nước ép ra được nhiều và mịn. Mình xem review so sánh các hãng thì Hurom cho ra lượng nước nhiều và đặc nhất sánh ngang Breville.

Máy quá đẹp! Chất liệu nhựa rất sang, rất cao cấp trên từng chi tiết nhỏ. Ngắm thôi đã thấy phê. Mình thích nhất các loại máy có chất liệu và thiết kế đẹp như thế này

Một chi tiết cải tiến mà hiếm thấy ở các dòng máy khác là phần hay hứng bã được lắp gắn liền với thân máy chứ ko rời ở ngoài nên trông rất gọn gàng, không tốn diện tích. Lúc bỏ bã chỉ cần nhấc ra. Nhìn rất hiện đại.

review máy ép chậm Hurom H200 - Ảnh 3

Nhược điểm máy ép chậm Hurom H200

Nhược điểm của máy ép chậm Hurom H200 là em nó khá đắt. Dòng Hurom Diva mình thấy ép cũng tốt mà giá rẻ hơn được 2tr mình nghĩ rất đáng thử

Khi ép các loại quả mềm như dưa hấu, cà chua thì có hiện tượng bị đọng nước ở trên không thoát ra hết được hoặc hơi bị lầy ở bên trong. Khắc phục bằng cách ép cùng thêm các loại củ quả cứng

Phần vòi xả nước và xả bã ra có gioăng cao su rời, gắn vào máy tháo lắp dc. Nên lúc rửa phải cẩn thận để ý không là rơi mất nhé! Có không giữ, mất đừng tìm!

Nước ép ra để khoảng 20-30ph cũng bắt đầu xuất hiện hiện tượng phân tách lớp. Nên ép xong thì uống luôn nha.

Kết luận: Có nên mua máy ép chậm Hurom H200 không?

Giờ tần suất sử dụng em ý là mỗi ngày. Nói chung siêu yêu. Bạn nào đang nhòm ngó em này thì múc luôn đi nhé! Rất đáng tiền ạ!

Thông tin chi tiết máy ép chậm Hurom H200

Ra mắt vào cuối tháng 3/2020, máy ép chậm Hurom H200 đang làm mưa làm gió không chỉ ở thị trường nội địa Hàn mà còn tạo ra cơn sốt tại rất nhiều nơi trên toàn thế giới. Được mệnh danh là “quái vật trong làng máy ép”, Hurom H200 là sự kết hợp và cải tiến hoàn hảo của 2 phiên bản trước đó: Hurom H101 và Hurom H-AI

review máy ép chậm Hurom H200 - Ảnh 1

Thương hiệu Hurom nổi tiếng Hàn Quốc

Hurom là một thương hiệu của Hàn Quốc, được thành lập vào năm 1974 chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm máy ép chậm, máy ép trái cây cao cấp. Đến nay, máy ép chậm Hurom đã có mặt tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới. Ngay cả những thị trường khó tính và có những tiêu chuẩn khắt khe như EU và Mỹ thì Hurom vẫn có chỗ đứng nhất định và được chị em vô cùng tin dùng

Máy ép chậm Hurom áp dụng công nghệ “ép siêu chậm” tiên tiến nhất hiện nay, sử dụng trục ép cưỡng bức hiện đại thay thế cho công nghệ ép bằng dao xay kim loại và lực ép ly tâm. Do đó, chất lượng nước ép hoàn toàn khác biệt so với các loại máy ép nhanh thông thường. Đồng thời, giữ lại được nguyên vẹn hàm lượng chất dinh dưỡng, hương vị và màu sắc của các loại rau củ quả

Thông số kỹ thuật

Khoang chứa nước ép400 ml
Kích thước286(W) x 176(L) x 445(H) mm
Trọng lượng6.5 Kg (10Kg cả thùng)
 Công suất200 (W)
Động cơA/C một pha
Tốc độ quay40- 43 vòng/phút
Dây điện dài1.4M
Chất liệuPEI (Ultem), Tritan, ABS, POM, STS304, Thép không gỉ
Thời gian hoạt động liên tục30 phút (ép 50 lít đến 70 lít)
Xuất xứNhập khẩu 100% Hàn Quốc
Thời gian bảo hànhĐộng cơ: 10 năm và trục ép: 2 năm
Phụ kiện đi kèmLưới lọc thô, 1 phễu thả trái cây tự do, 1 cây nhồi trái cây, 1 cọ rửa máy

Tính năng nổi bật của máy ép chậm Hurom H200

  1. Tốc độ quay 40-43 vòng/phút
  2. Khoang chứa nước ép 400ml
  3. Hệ thống cắt trái cây mạnh mẽ
  4. Cần gạt có thể điều chỉnh để phù hợp ép các nguyên liệu khác nhau
  5. Lưới ép nhựa cao cấp: Bền, không lo vỡ rách như lưới thép, lại dễ dàng vệ sinh
  6. Khoang ép trái cây thiết kế thẳng đứng
  7. Khoang cắt trái cây thông minh
  8. Nắp đậy khoang cắt trái cây chắc chắn
  9. Động cơ AC giảm tiếng ồn, chống rung
  10. Dễ dàng lắp đặt và tháo lắp

Hướng dẫn sử dụng máy ép chậm Hurom H200

Máy ép chậm Hurom H200 là dòng máy mở đầu cho thế hệ máy ép chậm theo xu hướng mà hãng gọi là Hurom Easy: Dễ vệ sinh, dễ lắp đặt và dễ sử dụng. Các bạn nên hoàn thiện việc lắp ráp ổ máy trước khi đặt lên trục động cơ để tránh bị lệch trục

  • Bước 1: Lắp cối lọc theo khớp sẵn có trên cối.
  • Bước 2: Lắp lõi nghiền vào trong cối lọc, vừa đặt lõi nghiền bạn vừa ấn và xoay nhẹ.
  • Bước 3: Đặt ổ máy đã lắp vào trục động cơ chính. Bạn đặt vòi nhả nước sẽ nằm bên phía tay cầm, phần đối diện sẽ là vòi nhả bã. Trên thân máy có hướng dẫn mở khóa và đóng khóa, bạn chỉ cần lắp vào theo đúng hướng.
  • Bước 4: Lắp khay chứa bã vào máy.
Cách tháo lắp máy ép chậm Hurom H200

Lưu ý khi sử dụng máy ép chậm Hurom H200

Nguyên tắc cho nguyên liệu

Cho nguyên liệu vào ép theo nguyên tắc: Mềm trước, cứng sau, ít xơ trước, nhiều xơ sau. Mục đích là các loại củ cứng nhiều xơ sẽ đẩy phần bã ra nhiều hơn tránh các loại nguyên liệu mềm hay giữ bã trong máy. Cà rốt, bí đỏ là những loại đẩy bã tốt nhất. Dĩ nhiên các loại nhiều xơ như rau lá thì phải cắt ngang thớ xơ (đặc biệt như cần tây, cải kale, bó xôi, các loại herbs như bạc hà nguyên cọng v..v.).

KHÔNG cho nguyên liệu vào quá nhiều, quá nhanh

Đừng quen với thói quen các máy ép ly tâm phải ấn và thúc các loại củ quả cứng để máy nó cắt rèo rèo. Anyway, máy ép chậm Hurom H200 là … MÁY ÉP CHẬM nên kiểu gì nó cũng không thể nhanh được

Về lượng nước ép thì máy ép chậm Hurom H200 không kém gì các máy ép nhanh truyền thống, nhưng về phương pháp khi ép thì khác. Bạn chỉ cần thả nguyên liệu và chờ trục máy tự nghiến rau củ, tự cuốn nguyên liệu vào. Đây cũng là điểm mạnh của máy ép chậm trục đứng. Không cần thúc, không cần ấn mạnh, đặc biệt là các loại củ quả cứng.

hướng dẫn sử dụng máy ép chậm Hurom

Bạn chỉ cần dùng thanh pusher (thanh ấn) để ấn nguyên liệu xuống khi:

  • Nguyên liệu cắt thanh và nó chẳng may nằm ngang chắn ở họng máy thay vì nằm dọc
  • Nguyên liệu mềm hơn và ko tự trôi xuống.

Túm lại là không ấn và thúc khi cho quá nhiều nguyên liệu cùng lúc vào họng máy và máy chưa xử lý được bởi vì máy ép chậm chỉ nuốt được từng miếng nguyên liệu một. Nếu bạn càng ấn nhiều nguyên liệu vào thì chỉ tổ làm máy ép chậm Hurom H200 dễ bị tắc và nước ép bị lẫn nhiều bã hơn

Ép lại nếu bã vẫn còn ướt

Nếu thấy lượng bã vẫn còn ướt (điều này đặc biệt dễ xảy ra khi bạn ép số lượng lớn và liên tục, cửa bã luôn mở ở mức to hơn ‘half-closed’ và ép nhiều nguyên liệu nhiều nước như dưa chuột, dứa…). Bạn có thể thử cho bã vào máy để ép lại lần 2 sẽ thu được thêm một chút nước nữa.

hướng dẫn sử dụng máy ép chậm Hurom - Ảnh 2

Dùng rây lọc để hạn chế bã và nước trong hơn

Mình thích nước ép trong, không lặn cặn. Vì vậy thói quen của mình là đặt một cái rây lọc lên trên âu hứng nước ép để khi chặn được bã nếu lẫn trong nước, rất nhanh gọn. Nếu các bạn không chú ý khi sử dụng mà thúc nguyên liệu nhiều, nhanh và không xử lý ngay khi máy có các dấu hiệu tắc thì bã sẽ có thể lẫn rất nhiều vào nước ép đấy.  My juice is a little pulpy, how can I fix this?

Dùng dầu ép lạnh khi ép các loại rau xanh

Máy ép chậm Hurom H200 có thể ép được tất cả các loại từ rau củ cứng đến rau lá xanh và các loại cỏ như cỏ lúa mì. Tuy nhiên, nó vẫn không phải là máy ép hàng đầu cho rau xanh. Vì vậy nếu bạn thường xuyên ép rau xanh mà thành phần công thức gần như không có các loại táo hay củ cứng để giúp đẩy bã thì khi ép rau xanh liên tục máy ép chậm Hurom H200 sẽ có thể kêu do “khô”.

Để “làm trơn” máy khi ép các loại nguyên liệu khô và kẽo kẹt như vậy, mình dùng 1 thìa nhỏ dầu ép lạnh (loại nào tùy sở thích của các bạn, ví dụ dầu lanh, dầu mè, dầu óc chó v.v.). Các loại dầu giúp làm trơn trục máy, bớt rít khi ép rau lá, bớt tạo bọt, và các loại dầu ép lạnh từ hạt cũng cung cấp chất béo tốt, hỗ trợ quá trình hấp thu vitamin luôn.

có nên mua máy ép chậm Hurom H200 - Ảnh 4

Một số lưu ý khác sử dụng máy ép chậm Hurom H200

  • Không nhét bất cứ vật lạ nào miện máy. Không chọc đũa, thìa, dĩa, tay hay tiện tay bỏ bất cứ thứ gì vào trong máy, chỉ dùng thanh pusher đi kèm máy
  • Không để máy ép chậm Hurom H200 trên các mặt phẳng bị ướt: Rất trơn và dễ rơi máy, không an toàn trong quá trình sử dụng
  • Trong khi sử dụng máy ép chậm Hurom H200, các bạn cũng lưu ý KHÔNG đeo bất cứ một đồ trang sức nào để tránh tình trạng bị cuốn vào trong máy

Những nguyên liệu KHÔNG NÊN cho vào máy ép chậm Hurom H200

  • Tuyệt đối không cho mía và các loại hột cứng và to (cóc, xoài …) vào máy. Các loại ổi hạt to và cứng quá cũng nên bỏ hột, hoặc cắt thành từng miếng nhỏ
  • Các loại quả có hột ép được: Các loại quả có hột nhỏ và không quá cứng (nho, thanh long, ổi hột nhỏ, dưa hấu, bí đỏ, lựu… Tuy nhiên, không nên ép liên tục các loại quả này và sau khi ép cần ép tiếp các loại củ quả cứng hoặc táo để đẩy bã ra, đề phòng tắc máy
  • Chanh leo: Có thể ép toàn bộ phần thịt và hột. Tuy nhiên, sau khi ép 1-2 quả chanh leo cần ép thêm các nguyên liệu khác để cuốn bã chanh leo ra ngoài. Nếu ép chanh leo liên tục máy sẽ tắc cứng luôn, rất khó lấy và cũng dễ làm xước máy lắm
  • Chanh, cam, quýt, bưởi: Bỏ hột trước khi ép để nước ép không bị đắng
  • Các loại vỏ ép được: hầu hết vỏ của các loại củ có thể ép được mà không phải bỏ đi (vỏ táo, lê, cà rốt, dưa chuột, củ dền, ổi, khoai lang, bầu, ớt chuông… Đặc biệt là nguyên liệu hữu cơ thì nên giữ phần vỏ rất nhiều dinh dưỡng.
  • Các loại vỏ phải bỏ đi: bỏ các loại vỏ citrus như bưởi, cam, quýt (riêng vỏ chanh thì ép được vì rất thơm  nhưng cũng có khả năng juice bị đắng nếu không uống ngay), các loại vỏ sần cứng như vỏ dứa, dưa hấu, bí đỏ (thực ra ép uống được nhưng cá nhân mình thấy rất xót máy vì nó cứng quá lao lực cho máy lắm), vỏ chanh leo, các loại vỏ quá dai như củ đậu, bí xanh, dưa lê, dưa lưới, cóc…

Hướng dẫn vệ sinh máy ép chậm Hurom H200

Đúng như tiêu chí Hurom Easy, máy ép chậm Hurom H200 cũng rất dễ vệ sinh. Nhờ sử dụng bộ lọc với rãnh kéo dài thay vì các mắt lưới lọc làm bằng kim loại khó cọ rửa. Đồng thời, phần vòi có lẫy giúp tháo và vệ sinh dễ dàng hơn. Đây cũng là ưu điểm rất tuyệt vời của máy ép chậm Hurom H200 so với các loại máy khác

Sau mỗi lần ép, các bạn có thể cho 1 chút nước vào trong cối để máy đẩy hết phần bã của lần ép trước ra ngoài. Khi vệ sinh, bạn cũng chỉ cần rửa các bộ phận của máy dưới nước mà không cần cọ rửa gì nhiều đâu. Nếu sử dụng nhiều thì sau 1-2 tuần tiến hành rửa sâu: tháo gioăng cao su lưới quét ra, tháo miếng cao su chặn đầu ra juice, cọ rửa xà phòng kỹ các bộ phận ở bowl máy. Cọ kỹ phần lưới lọc với nước giấm vì lưới lọc dùng lâu rất dễ bị bám màu.

3 thoughts on “Review máy ép chậm Hurom H200: Quất nó luôn các chị em ơi!

  1. Pingback: Review Máy Xay Sinh Tố Chân Không Hafele BR230-19E00 Vi Diệu

  2. Pingback: Review Máy ép Chậm Olivo SJ 210: Đa Năng, ép Kiệt Bã, Siêu Hời Chỉ Với Hơn 2 Triệu - Blog Cách Làm

  3. Pingback: Chia Sẻ Kinh Nghiệm Sử Dụng Máy ép Chậm Bluestone SJB 6556

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem nhanh