@chillbox.official

Hướng dẫn chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với từng loại da: 8 sản phẩm highly recommend của ZO

Serum dưỡng da nhạy cảm ZO Rozatrol serum -1

Loading

Kem dưỡng ẩm, kem cấp ẩm hay kem phục hồi? Những tên gọi thường gặp trong các sản phẩm dưỡng da có tác dụng như nhau không? Hướng dẫn chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với từng loại da

Dưỡng da khoa học không hề đơn giản chỉ là sử dụng đại một sản phẩm dưỡng bất kì sẽ có hiệu quả (chỉ có kem trộn mới thần thánh vậy thôi). Việc giúp da ẩm mướt, phục hồi da khi đang treatment tuyệt đối không thể chọn đại kem dưỡng rẻ tiền, qua loa!

Dưỡng ẩm trong skincare khoa học được chia làm 3 nhóm khác nhau với tác dụng cũng như cơ chế hoạt động rất khác nhau. Việc ko biết phân biệt hoặc nhầm lẫn giữa 3 nhóm này là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn tới hậu quả dưỡng da mãi mà chả thấy hiệu quả gì. Vậy 3 nhóm đó là gì? Và chúng khác nhau như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu bên dưới nhé

Danh sách các sản phẩm có trong bài viết:

Phân loại các sản phẩm dưỡng ẩm

Các sản phẩm dưỡng ẩm được chia làm 3 nhóm với tên gọi lần lượt là: humectants, emollients và occlusives.

các hoạt chất dưỡng ẩm cho da

Humectants hay còn gọi chất hút ẩm (hoặc cấp ẩm)

Humectants hoạt động theo cơ chế hút ẩm từ nơi có độ ẩm cao đưa vào nơi có độ ẩm thấp hơn, có khả năng thẩm thấu hoặc lôi kéo nước từ dưới hạ bì (dermis) lên hoặc ngoài môi trường không khí vào để cung cấp độ ẩm cho bề mặt da.

Tuy nhiên, nếu độ ẩm của da cao hơn độ ẩm không khí thì nước trong da sẽ bị bốc hơi vào không khí nhanh hơn khiến cho tình trạng da trở nên khô hơn. Vì thế ở một số trường hợp môi trường nhiệt độ thấp thường sẽ được sử dụng kết hợp với Occlusive (chất khoá ẩm/giữ ẩm) để khắc phục nhược điểm này và tăng hiệu quả dưỡng ẩm.

Humectants là gì

Các hoạt chất humectant thường gặp trong mỹ phẩm chính là: Glycerin/glycerol, HA (hyaluronic acid), B5 (panthenol), aloe vera, AHA (glycolic, lactic acid), Sorbitol, Urea, Propylene Glycol…

Banner Lazada Beauty 1200x628
  • Glycerin: dạng chất lỏng, không mùi và trong suốt, thường được sử dụng cho da khô hoặc đang bong tróc, nên dùng nồng độ từ 2-4%, không nên bôi trên nền da khô vì sẽ gây ra hiện tượng hút ẩm ngược, không nên bôi lượng quá dày vì sẽ dễ gây bít tắt nang lông, làm trầm trọng tình trạng mụn.
  • Hyaluronic Acid (HA): 1 phân tử HA hấp thụ 1000 phân tử nước, cần thiết cho các loại da như da dầu, da khô, hỗn hợp, thường HA dễ sử dụng, được dùng hầu hết các vấn đề như da khô, lão hoá, da sau liệu trình xâm lấn như PRP, laser, da nhạy cảm bong tróc, da thiếu ẩm hoặc đang điều trị với AHA, BHA, retinol…v.v.
  • Aloe vera: bạn nhà quen thuộc còn được gọi là nha đam/lô hội, thành phần tự nhiên dưỡng ẩm, dịu da, giúp hàng rào bảo vệ da bền vững, tái tạo da, kháng khuẩn trị mụn. Độ PH của da gần giống với độ PH có trong Aloe Vera vì thế em này giúp da trở nên khỏe đẹp và tươi tắn hơn. Aloe vera được sử dụng nhiều trong hầu hết các thương hiệu mỹ phẩm vì nguyên liệu khá dễ tìm và giá thành rẻ.

Emollients là nhóm chất làm mềm da

Emollients nằm giữa Humectants và Occlusives, giúp giảm bong tróc, cải thiện hàng rào bảo vệ da, giúp lấp đây các khoảng trống và tăng cường gắn kết các lớp tế bào sừng, từ đó giúp giảm mất nước qua da, làm mềm và giúp giữ ấm ở bề mặt, phù hợp cho da khô, da bị tổn thương hàng rào bảo vệ.

so sánh 3 chất dưỡng ẩm cho da Humectants, Emollients và Occlusives

Các hoạt chất thường thấy trong các sản phẩm Emollients: Moist natural oils, Ceramides, Fatty acids (linoleic, lauric oleic, steraic acid), Squalene…

  • Ceramides là thành phần của lipid, công dụng tạo ra hàng rào ngăn chặn quá trình thẩm thấu, từ đó khóa lại độ ẩm, ngăn ngừa tình trạng khô da và da kích ứng, hoạt chất này giúp bảo vệ lớp biểu bì của bạn trước các tác hại của môi trường, và chống lão hóa da nhờ khả năng dưỡng ẩm hiệu quả.
  • Squalene: chất lỏng không mùi, kết cấu hơi sánh đặc nhưng trọng lượng khá nhẹ. Squalene dễ thẩm thấu vào da mà không gây nhờn hoặc bết dính do đó không làm tắc nghẽn lỗ chân lông và khiến da nổi mụn. Squalene nổi tiếng nhất là đặc tính dưỡng ẩm giữ cho da luôn mềm mại. Tuy thuộc dạng dầu nhưng Squalene lại thẩm thấu nhanh, không nhờn rít.

Nếu nàng có làn da nhạy cảm và đang tìm kiếm thành phần phục hồi những tổn thương cho da thì Squalene sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Squalene tạo ra một lớp hàng rào bảo vệ da khỏi tác động bên ngoài, giúp giữ lại độ ẩm ở các biểu bì da.

Occlusives là nhóm chất khoá ẩm

cấp ẩm Occlusives là gì

Occlusives có khả năng tạo một lớp màng ở thượng bì vì vậy nhược điểm lớn nhất của nó chính là nhờn và bết, dễ gây bít tắt lỗ chân lông, phù hợp tình trạng da khô hoặc bong tróc, treatment quá mạnh, ưu điểm giúp da giảm mất nước, tạo lớp màng chắn trên da nên bên nước bên trong không thoát được, khó bốc hơi.

⚠️ Chống chỉ định: các loại da dầu, có mụn ẩn, da đang breakout, kích ứng, mẫn cảm, viêm da tiếp xúc.

Các hoạt chất occlusive thường gặp: Mineral oil, Dimethicone, Paraffin, Lanolin, Shea, cocoa, mango, butters , Beeswax, Moist natural oils…

Lưu ý khi lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm

Đối với các sản phẩm dưỡng ẩm hay phục hồi da, ngoài lựa chọn đúng hoạt chất chúng ta còn phải chọn đúng kết cấu phù hợp với loại da của mình thì sản phẩm mới có thể phát huy được hiệu quả. Nếu chọn sai kết cấu có thể sẽ khiến da kích ứng, nổi mụn hoặc chẳng đem lại hiệu quả gì.

Lựa chọn dưỡng ẩm cho da thường

Lựa chọn sản phẩm dưỡng khá là đơn giản, chỉ cần xác định nhu cầu bản thân muốn cải thiện vấn đề gì, phục hồi hàng rào bảo vệ da, hay chống lão hoá hay đơn thuần chỉ là cấp ẩm thì nàng cứ lựa chọn hoạt chất theo nhu cầu mong muốn. Chẳng hạn nàng có 1 loại da thường với mong muốn dưỡng sáng da, dưỡng ẩm chống lão hoá, hãy chọn các thành phần như tranexamic acid, peptide, HA, ceramide, retinol

Xem thêm: Review Top 5 Retinol tốt nhất trên thị trường hiện nay

Một số sản phẩm dưỡng ẩm đáp ứng được nhu cầu có thể tham khảo như:

Kem dưỡng sáng da ZO Brightalive: thành phần chính Peptide Drone, Tranexamic Acid, Niacinamide (Vitamin B3) Papain… toàn là thành phần dưỡng trắng an toàn, peptide drone trong sản phẩm có tác dụng đẩy nhanh mức độ sáng da, niacinamide ngoài việc làm trắng sáng da còn giúp da tăng cường hàng rảo bảo vệ, sản phẩm có kết cấu dạng lỏng hơi sệt nhưng tương đối thấm nhanh, không quá nhờn rít trên da.

Kem dưỡng sáng da ZO Brightalive - 1

Xem thêm: Top 4 sản phẩm chứa Niacinamide nên thử ít nhất một lần trong đời

Kem phục hồi da ZO Daily Power Defense: chống lão hoá chứa các hoạt chất như Vitamin E, Retinol, Ceramide 6, Matrixyl 3000 (palmitoyl oligopeptide và palmitoyl tetrapeptide-7), Glycerin… Đọc thành phần là thấy đỉnh của chóp rồi, thế nên em này giá khá là chát. Daily có kết cấu không quá đặc, dạng lotion nhưng thấm nhanh, thoáng nên thích hợp sử dụng cho mọi loại da, đặc biệt Daily thường được kết hợp chung khi sử dụng treatment mạnh như Retinol, Hydroquynone.

Kem phục hồi da ZO Daily Power Defense -1

Lựa chọn dưỡng ẩm cho da khô

Đối với da khô, nàng cần lựa chọn những sản phẩm dưỡng ẩm cung cấp độ ẩm tốt, nên lựa chọn các sản phẩm thân dầu để hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa thoát nước qua da, nên tránh các sản phẩm chứa cồn để không làm khô da, do đó da khô nên dùng phối hợp cả humectant + emollient + occlusive.

Sản phẩm dưỡng ẩm mình highly recommend cho những nàng da khô là kem phục hồi da ZO Recovery Cream. Em này kết cấu thân dầu nhiều hơn thân nước, đặc hơn giúp giữ độ ẩm lâu hơn cho da, những làn da đang treatment bong tróc xài ẻm là một sự lựa chọn tuyệt. Em này chính là sự kết hợp của các hoạt chất: ceramide, squalane, shea butter, retinol (nhẹ) chống lão hoá da…

kem phục hồi da ZO Recovery Cream -1

Xem thêm: Top 3 sản phẩm chống lão hoá được săn lùng nhất hiện nay

Lựa chọn dưỡng ẩm cho da dầu

Đối với da dầu, nên lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm có kết cấu mỏng, thoáng, thấm nhanh. Tránh thành phần bít tắt lỗ chân lông, thường được sử dụng thân nước nhiều hơn thân dầu, điển hình là humectant

Highly recommend em ZO INSTANT PORE REFINER: dạng serum giúp kiềm dầu và se khít lỗ chân lông, khi bôi thoa cảm giác thấm nhanh và nhẹ nhàng, tạo độ mịn cho da, đặc biệt là giúp giảm lượng dầu đáng kể. Thần phần có chứa Glycerin, Salicyloyl Phytosphingosine, chiết xuất hoa hướng dương, hoa rum, chiết xuất dầu Jojoba, chiết xuất dầu hạt kukui cùng 2 chất chống viêm, chống oxi hoá độc quyền của ZO là ZO-RSS2 ™ và ZOX12 ™

Serum se khít lỗ chân lông ZO INSTANT PORE REFINER -1

Lựa chọn dưỡng ẩm cho da lão hoá

Đối với da lão hoá, nên chọn thêm các sản phẩm dưỡng ẩm có các chất chống oxi hoá và ưu tiên sản phẩm thân dầu để giúp da giảm tác hại của các gốc tự do và giữ độ ẩm tốt. Sản phẩm nên lựa chọn là ZO Daily Power Defense, ZO Recovery CreamZO Renewal Cream như ở trên mình có chia sẻ.

Bộ điều trị nám tàn nhang Zo Skin Health (8 sản phẩm) điều trị nám hiệu quả, được nhiều chuyên gia khuyên dùng

Banner Lazada Beauty 1200x628

Nếu tiền chưa bao giờ là vấn đề với nàng, thì nhất định phải thử em serum trẻ hoá ZO Skin Health Firming, sau 1 đêm da căng mịn và săn chắc liền luôn đó. DNA natri hỗ trợ hoạt động của nguyên bào sợi, phức hợp ZCORE hỗ trợ các sợi neo để giữ toàn vẹn mối nối giữa da và biểu bì hệ thống chống viêm ZO-RRS2 cung cấp khả năng bảo vệ chống oxy hóa mạnh mẽ. Sau khi sử dụng 1 tháng mình để ý các nếp nhăn nhỏ li ti khu vực ngay mắt mờ hẳn luôn.

Serum trẻ hóa da Zo Skin Health Firming -1

Lựa chọn dưỡng ẩm cho da nhạy cảm

Đối với da nhạy cảm, nên test trên vùng da nhỏ như vùng góc hàm, gần mang tai trong vài ngày, nếu da không có biểu hiện kích ứng thì áp dụng lên vùng diện rộng. Nên chọn các sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ và có thành phần phục hồi da, tránh sản phẩm chứa cồn và hương liệu.

Serum ZO Growth Factor: cải thiện được tình trạng da yếu, nhạy cảm cơ địa, có điều chất hơi đặc nên nếu dùng thời tiết nóng thì cảm giác hơi bí.

Serum phục hồi da ZO Growth Factor -1

Rozatrol serum: giảm đỏ, giảm kích ứng, da nhạy cảm dùng này thì tuyệt vời luôn mọi người ạ. Lactose, Milk protein, brassica oleracea italica extract (chiết xuất cải bắp dại) giúp giảm thiểu sự xuất hiện mẫn đỏ da, sản phẩm có thêm papain enzyme từ đu đủ giúp tẩy tế bào chết một cách nhẹ nhàng, nên sau vài lần sử dụng da sẽ mịn màng hơn.

Serum dưỡng da nhạy cảm ZO Rozatrol serum -1

Nguồn tham khảo:

10 thoughts on “Hướng dẫn chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với từng loại da: 8 sản phẩm highly recommend của ZO

  1. Pingback: Review Top 4 Niacinamide Tốt Nhất Hiện Nay, Rất đáng Thử 1 Lần Trong đời - Blog Cách Làm

  2. Pingback: Review Top 5 Sản Phẩm Biotrade Acne Out Tốt Nhất, Cứu Tinh Cho Làn Da Mụn - Blog Cách Làm

  3. Pingback: Serum Vitamin C: 101 điều Cần Biết Về Sản Phẩm Vàng Trong Làng Trị Thâm, Sáng Da - Blog Cách Làm

  4. Pingback: Review Top 3 Sản Phẩm Chống Lão Hoá Da được Săn Lùng Nhất Hiện Nay - Blog Cách Làm

  5. Pingback: Bakuchiol Là Gì? Top 9 Sản Phẩm Bakuchiol Tốt Nhất, Thay Thế Hoàn Hảo Cho Retinol - Blog Cách Làm

  6. Pingback: Review Top 5 Retinol Tốt Nhất: Sản Phẩm Vàng Trong Làng Skincare [UPDATE ]

  7. Pingback: Top 15 Sản Phẩm Thu Nhỏ, Se Khít Lỗ Chân Lông Hiệu Quả: Vấn đề Nan Giải Của Chị Em đam Mê Skincare - Blog Cách Làm

  8. Pingback: Review Beplain Cicaterol: Serum Rau Má Tốt Nhất Mà Mình Từng Dùng - Blog Cách Làm

  9. Pingback: Review 5 Màu Tẩy Trang L'Oreal Bình Dân, Siêu Rẻ: Đâu Là Loại Tốt Nhất? - Blog Cách Làm

  10. Pingback: 7 Sự Thật Về Tẩy Da Chết Vật Lý: Vô Dụng, Kích ứng, ô Nhiễm Môi Trường? - Cachlam.info

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem nhanh