@chillbox.official

Review Top 9 chảo inox và bí kíp sử dụng chảo inox không dính

Review chảo inox Fissler

Loading

Nhà mình dùng chảo inox chứ không dùng chảo chống dính vì lớp chống dính không bền, bị phá hủy theo thời gian nên khi nấu ăn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để đảm bảo an toàn thì các mẹ nên thay chảo chống dính 2 năm một lần, nhưng như thế thì khá tốn kém ạ

Nhà mình dùng chảo inox, và không bao giờ gặp vấn đề về dính chảo kể cả rán đậu và rán trứng. Mình xin gửi bí kíp dùng chảo inox không dính của mình (qua làm việc về thép nhiều mà có ạ).

Cách sử dụng chảo inox không dính

Cách sử dụng chảo inox không dính

Mình xin phép chia sẻ bí kíp sử dụng chảo inox mà không lo bị dính. Cái này nhờ kinh nghiệm làm thép lâu năm của mình. Sử dụng chảo inox tiết kiệm hơn chảo chống dính, mà đảm bảo sức khỏe hơn nha

Làm nóng nồi hoặc chảo inox

Làm nóng chảo inox

Đun nồi, chảo inox từ nhiệt độ thấp rồi cao dần từ 1-3 phút.

Kiểm tra nhiệt độ của chảo inox

vay mot xiu nuoc vao kiem tra nhiet do chao

Để kiểm tra xem nồi chảo đã đủ độ nóng chưa, bạn nhỏ vào giọt nước vào. Nếu OK nước sẽ tạo hạt lăn cũng quanh chảo.
Nếu giọt nước kêu lèo xèo, chưa lăn, bạn phải đợi thêm ít nhất 30s nữa

Thêm dầu ăn vào chảo/nồi rồi đun trong 1 phút

dun nong chao inox voi dau an

Ngay tại thời điểm này, bề mặt thép không gỉ sẽ lý tưởng để làm chín thức ăn mà không bị dính. Đây là hiệu ứng Leidenfrost, dẫn đến việc làm nóng bề mặt inox đến mức các thức ăn cho vào chảo nồi bị “lơ lửng”, không tiếp xúc trực tiếp với chảo ngay bởi lớp khí/hơi thoát ra từ thức ăn khi tiếp xúc với chảo nóng.

@chillbox.official

Cho đồ ăn vào chiên rán mà không lo bị dính

cho thuc an vao chao chien ran nhu binh thuong

Chiên rán gì thì mời bạn cho vào, đợi nó chín vàng 1 mặt thì đảo. Trên ảnh là món trứng rán bất bại với chảo inox nhà mình. Đậu rán cũng vấn cứ là okela nha

Ngày mình làm cho thép Arcelormittal ở Tây Ban Nha, nhờ hiệu ứng Leidenfrost mà team mình đã tạo được nhiều loại thép có cấu trúc khác nhau nhờ việc làm lạnh thép nung trong lò bằng nước trực tiếp.

Ngoài cách trên thì còn 1 cách khác để chống dính cho chảo gang, chảo inox đó là:

Cho chảo lên bếp đun nóng ko cần quá nóng, sau đó cho dầu vào đun nóng dầu lên thì tắt bếp. Để chảo dầu sang 1 bên => đi làm việc khác tầm 3-5p cho dầu nguội một chút, rồi quay lại đun nóng chảo dầu lên đến khi dầu nóng trở lại là có thể chiên rán thoải mái ko lo dính.

Cách này mình ko cần canh chảo phải quá nóng và ko cần nhỏ nước vào để check.

Khi chảo quá nóng đổ dầu/mỡ vào thì dầu thường bốc khói luôn, mình rất sợ khói dầu mỡ nên hay làm cách trên hơn.

Những điều cần biết về chảo inox không có lớp chống dính

Các loại chảo inox

Inox (thép không gỉ) là một hợp kim của nhiều nguyên tố kim loại khác nhau như sắt, đồng, niken, cacbon,… và chứa tối thiểu 10.5% crôm. Do là hợp kim nên cũng có dăm bảy loại inox khác nhau:

  • Chảo inox 304 (chứa 18% crom và 10% Niken): Bền, có đặc tính chống oxy hoá cao nhất. Nhưng không dùng được cho bếp từ (thường hãng sẽ lót thêm 1 lớp inox 410 dưới đáy để khắc phục nhược điểm này). Được các mẹ tin dùng nhất nhờ độ bền cao, an toàn cho sức khoẻ và thân thiện với môi trường.
  • Chảo inox 210 (chứa 18% crom và 3% Niken): Giá rẻ inox 304 và cao hơn inox 430. Tuy nhiên, do độ bền, khả năng chống ăn mòn thấp hơn inox 304, cũng như có khả năng nhiễm kim loại nặng vào thức ăn, gây hại cho sức khoẻ. Do đó, các mẹ nên chú ý nên sử dụng nồi chảo inox 210
  • Và chảo inox 430 (chứa 18% crom và 0.75% Niken): Nhìn bên ngoài sáng bóng nhưng trong quá trình sử dụng rất dễ bị xỉn màu. Dễ bị han gỉ khi tiếp xúc với nước và gia vị, nhiệt độ cao. Độ bền thấp, không an toàn cho sức khoẻ khi sử dụng. Loại này không nên sử dụng để làm bếp

Về chảo inox, đây là loại chảo được làm từ thép không gỉ và thường được bọc lớp inox bên ngoài để chống gỉ và tránh dính khi nấu ăn. Trên thị trường, có nhiều loại chảo inox khác nhau, tùy thuộc vào chất liệu, kích thước và tính năng sử dụng.

Trong đó, chảo cladding được đánh giá là loại chảo cao cấp, có độ bền cao và đảm bảo tính chất phản ứng hoá học trong quá trình nấu ăn. Chảo cladding là một loại chảo được làm bằng cách phủ một lớp vật liệu (thường là nhôm hoặc đồng) lên đế chảo bằng thép không gỉ. Lớp vật liệu phủ lên giúp truyền nhiệt tốt và đồng thời tăng tính ổn định của chảo, giúp người dùng có thể sử dụng lâu dài mà không phải lo lắng về tính năng sử dụng.

Ngoài ra, còn có các loại chảo inox khác như chảo inox đúc nguyên khối (thường được sử dụng trong các nhà hàng chuyên nghiệp), chảo inox phủ lớp chống dính, chảo inox có đáy từ tính, chảo inox đa năng (có thể sử dụng được trên nhiều loại bếp khác nhau),…

So sánh chảo inox CÓ VÀ KHÔNG CÓ lớp chống dính

Các mẹ NÊN SỬ DỤNG chảo inox KHÔNG CÓ lớp chống dính nha. Vì lớp chống dính không có bền, khi cọ rửa chảo dễ làm bong tróc và lần sau nấu nướng sẽ rất độc. Dùng độ 2 năm là phải thay chảo liền, khá là tốn kém.

Ưu điểm của chảo inox không có lớp chống dính

– Không có lớp chống dính, nên cực kỳ an toàn cho người sử dụng, còn chảo chống dính sẽ rất rất rất độc nếu bị xước hoặc bong lớp chống dính ra.

– Chảo không dùng lớp chống dính nên khi vệ sinh có thể lấy miếng bùi nhùi sắt kỳ cọ thoải mái.

– Giá thành bình dân, dùng mấy chục năm không hỏng, tính chi phí ra lại cực kỳ rẻ

– Tiện nữa là cho được vào máy rửa bát

– Dùng chung rán, xào, rang đều được. Rán xong có thể đổ dầu mỡ đi rồi xào luôn món tiếp theo. Xào xong mà muốn rán, thì nhớ phải rửa sạch chảo đi, vì trong chảo đang có muối của món xào trước đó. Rang lạc, rang đỗ, rang vừng… vô tư luôn ạ.

Nhược điểm của chảo inox không có lớp chống dính

Phải mất công canh nhiệt ok rồi mới cho dầu vào, mình đã hướng dẫn ở trên. Còn như chảo chống dính thì chảo không cần nóng vẫn có thể đổ dầu vào rán ngay và luôn.

So sánh chảo inox đúc nguyên khối và chảo inox cladding

Mình thích chảo inox dạng cladding (ốp) toàn diện (từ thành đến đáy chứ ko lắp đế riêng). Thường họ ốp inox trong và ngoài, ở giữa là nhôm hoặc đồng hoặc cả 2 vì đây là 2 kim loại dẫn nhiệt tốt. Nồi chảo tốt thì khi nóng đáy nồi/chảo ko bị cong vênh

Bây giờ mình thấy nhiều hãng sản xuất dòng cladding lắm. Nồi chảo xào nấu vệ sinh rất dễ. Ăn cơm xong, chảo nguội thì cho tí nước vào ngâm. Sắp bát đĩa dơ vào máy rửa chén chạy máy, quay sang lấy bàn chải nhựa cọ nhẹ nhàng, rồi rửa lại bằng nước rửa bát như bình thường.

Chảo chiên inox đôi khi sẽ bị ố dầu, cho nước và nước rửa bát, 1 chút dấm nấu sôi lên, chà nhẹ rồi rửa là soáng choang. Inox có thể dùng xẻng kim loại thoải mái nhưng tuyệt đối ko dùng cước kim loại chà rửa, vì khi bề mặt bị trầy xước sẽ rất dễ bị dính. Tha hồ dùng BKF để vệ sinh nồi chảo.

Top 9 chảo inox tốt nhất hiện nay

Nói về đồ gia dụng, đặc biệt là hệ dao và hệ nồi niêu xoong chảo thì bảo Đức số 2 chắc chắn không nước nào số 1. Một bộ nồi chảo của Đức có thể dùng tới 100 năm. Có người bạn mình tại Đức được thừa kế một chiếc chảo từ bố, và cũng chính chiếc chảo đó cũng là di chúc của ông bạn ý để lại cho bố bạn ý …!!

Đồ Nhật chỉ đảm bảo về chất lượng, nhưng về tính thẩm mỹ và thời trang thì thua xa hàng Đức. Hàng Nhật có thể gọi là kiểu nồi Đồng cối đá, nhưng hàng Đức đã bền còn đẹp và thời trang

Review nhanh chảo inox WMF của Đức

Review chảo inox WMF

WMF là một thương hiệu đồ gia dụng cao cấp của Đức, thành lập từ năm 1853. Với hơn 160 năm kinh nghiệm, đến nay WMF đã quá nổi tiếng và quen thuộc trong mọi gian bếp Việt

Chảo inox WMF được làm từ inox 18/10 cao cấp và lòng chảo phủ một lớp Cromargan® độc quyền của WMF giúp đảm bảo độ bền, chống trầy xước và khả năng chịu nhiệt tốt. Mình thấy inox đẹp, dày dặn, nặng tay, an toàn, xài trọn đời ko hư! Dùng bếp từ bắt tốt hơn chảo gang nhiều.

Chảo inox WMF có giá bán từ 2-6 triệu tùy loại và kích thước khác nhau. Nhưng xài đã lắm, mà hãng cũng chạy khuyến mãi thường xuyên nữa.

Review nhanh chảo inox Silit của Đức

Review chảo inox Silit - Ảnh 1
Review chảo inox Silit - Ảnh 2

Silit được thành lập vào năm 1920 tại Đức, là một thương hiệu con của WMF nhưng hoạt động độc lập. Mặc dù sinh sau đẻ muộn hơn WMF nhưng chảo inox Silit cũng là dạng có số có má đó.

Chảo inox Silit cũng được làm từ inox 18/10 cao cấp và lòng chảo inox Silit còn được tráng lớp Silargan, một loại vật liệu đặc biệt giúp tăng độ cứng và độ bền cho chảo. Giá và chất lượng cũng tương đương WMF

Đặc biệt chảo xào inox của Silit xài đã lắm, không dính mà không bị cháy vành. Trước đó mình xài chảo sâu lòng có nắp kính của Wmf nhưng xào bị cháy vành, xong giờ ko dùng nữa

Nổi tiếng nhất là bộ nồi chảo Silit Toskana 10 món, giá tầm 12-14 triệu nhưng sale về tay chỉ độ 6 triệu. Đẹp, điệu đà, dùng rất thích

Review nhanh chảo inox Tupperware của Mỹ

Review chảo inox Tupperware - Ảnh 1
Review chảo inox Tupperware - Ảnh 2

Tupperware được thành lập vào năm 1946 tại Mỹ. Đây cũng là một thương hiệu đồ gia dụng rất được chị yêu “sủng ái” tại Việt Nam, bắt đầu thành công với bộ hộp bảo quản thực phẩm Tupperware siêu đỉnh, được mệnh danh là thánh lưu trữ trong bếp

Chảo inox Tupperware sử dụng công nghệ T-Technology độc quyền, với 5 lớp vật liệu đáy và 3 lớp vật liệu cấu tạo thân giúp tăng độ bền và khả năng dẫn nhiệt, chịu nhiệt lên một tầm cao mới. Xài chảo inox Tupperware chiên rán hay xào cũng không hề bị dính hay bị cháy, kể cả chiên trứng hay rán đậu luôn. Giá hơi chát một xíu nhưng đúng chất tiền nào của nấy, không hối hận đâu các mẹ

Review nhanh chảo inox Elmich của Cộng Hòa Séc

Review chảo inox Elmich - Ảnh 2
Review chảo inox Elmich - Ảnh 1

Elmich được thành lập vào năm 1995 tại Cộng Hòa Séc. Đến nay Elmich đã trở thành một thương hiệu điện gia dụng toàn cầu.

Chảo inox Elmich cũng được sử dụng inox 18/10 cao cấp, thiết kế với đáy phẳng và cán cầm chắc chắn giúp chị em dễ thao tác khi vào bếp hơn. Chảo inox Elmich có khả năng dẫn nhiệt tốt, món ăn chín đều, không bị cháy dính và có thể vệ sinh dễ dàng bằng máy rửa chén. Cọ rửa bằng nhùi kim loại cũng vô tư luôn

Giá chảo inox Elmich cũng rất bình dân, rẻ hơn tương đối so với chảo WMF, Silit hay Tupperware

Review nhanh chảo inox Karlin của Đức

Review chảo inox Karlin - Ảnh 2
Review chảo inox Karlin - Ảnh 1

Chảo Karlin tiếp tục là một sản phẩm chất lượng đến từ thương hiệu nổi tiếng Karlin Germany. Thương hiệu này cũng đã có tới hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đồ bếp và đồ gia dụng rồi.

Chảo inox Karlin có độ dày vừa phải giúp truyền nhiệt đều và nhanh chóng. Lòng chảo sử dụng công nghệ đánh bóng tạo ra một lớp màng chống dính tự nhiên, không chứa PFOA, giúp giảm thiểu lượng dầu mỡ khi nấu và dễ dàng vệ sinh sau khi sử dụng.

Thiết kế tay cầm chắc chắn, cách nhiệt, với độ dốc nhẹ giúp dễ dàng và thoải mái khi cầm nắm. Nắp kính cường lực dày được thiết kế khít với thân chảo, giúp giữ ẩm và hương vị của thực phẩm trong quá trình nấu.

Review nhanh chảo inox Elo của Đức

Review chảo inox Elo - Ảnh 1
Review chảo inox Elo - Ảnh 2

Tiếp tục lại là một thương hiệu khá nổi tiếng nữa đến từ đất nước Đức xinh đẹp. Elo được thành lập từ năm 1934 tại Đức. Với hơn 80 năm kinh nghiệm, Elo được yêu thích nhờ chất lượng ổn định và giá cả hợp lí

Chảo inox Elo có nhiều kiểu dáng và kích cỡ khác nhau. Cải tiến thêm nhiều khả năng chống dính, khả năng chịu nhiệt cao, đáy chống trượt, cán cầm chắc chắn. Mình đánh giá chảo inox Elo không dày dặn bằng chảo inox WMF nhưng nhẹ hơn, chống dính ngang ngửa và giá rẻ hơn WMF.

Recommend xài chảo inox Elo để chiên rán và xài chảo Silit để xào, có tiền thì múc WMF sau.

Review nhanh chảo inox Fissler của Đức

Review chảo inox Fissler

Fissler là một trong những thương hiệu đồ gia dụng lâu đời nhất tại Đức. Với hơn 170 năm chỉ sản xuất nồi chảo thì các mẹ biết chất lượng của nồi chảo inox Fissler như thế nào rồi đấy. Dày dặn mà đẳng cấp hơn chảo WMF hay Zwilling một bậc luôn nhé

Chảo inox Fissler có độ bền và chống dính tốt hơn hẳn các sản phẩm khác. Xào nấu nhanh mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc thực phẩm, giữ nguyên vẹn chất dinh dưỡng bên trong. Bên cạnh đó, chảo inox Fissler còn sử dụng công nghệ cảm biến nhiệt thông minh trên tay cầm giúp đo chính xác nhiệt độ nấu và tiết kiệm điện hiệu quả.

Nhược điểm duy nhất của chảo inox Fissler là giá hơi mắc, tận 3-5 củ khoai cho một em chảo thì cũng xót xa thật. Các mẹ có thể thay thế bằng chảo inox WMF, Silit hay Zwilling nha

Review nhanh chảo inox All Clad của Mỹ

Review chảo inox All Clad - Ảnh 1
Review chảo inox All Clad - Ảnh 2

All-Clad Metalcrafters LLC là một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất đồ dùng nhà bếp tại Mỹ. Các sản phẩm của All Clad có chất lượng không thua kém gì so với những thương hiệu nổi tiếng nhất tại Đức

Điểm nổi bật nhất của chảo inox All Clad chính là công nghệ Cladding, ốp nhiều miếng hợp kim lại với nhau thành cái chảo chứ không lắp cái đế riêng. Từ đó giúp chảo All Clad nấu chín thức ăn đều hơn, dễ làm sạch, không làm thay đổi hương vị và không bị xỉn màu hay cong vênh

Giờ nhiều hãng cũng bắt đầu làm chảo Cladding lắm, các mẹ thử trải nghiệm nhé.

Review nhanh chảo inox Zwilling của Đức

Review chảo inox Zwilling - Ảnh 2
Review chảo inox Zwilling - Ảnh 1

Zwilling là một trong những thương hiệu kiểu “trùm cuối” trong thị trường đồ gia dụng luôn. Gần 300 năm tung hoành trên toàn cầu, các sản phẩm của Zwilling (đặc biệt là dao làm bếp và nồi chảo) được recommend bởi hầu hết các đầu bếp nổi tiếng nhất thế giới.

Chảo inox Zwilling có khả năng giữ nhiệt tốt, truyền nhiệt nhanh và đều khắp chảo nhờ công nghệ đóng đáy năm lớp SIGMA Clad nguyên khối cao cấp. Thiết kế siêu đẹp, thông minh, tinh tế từ từng những chi tiết nhỏ xíu, đúng kiểu Châu Âu.

Chảo inox Zwilling Prime là một trong những dòng chảo inox 5 lớp tốt nhất và bán chạy nhất của Zwilling hiện nay. Ngoài ra, một số loại chảo inox Zwilling 3 lớp như Twin ChoiceZW BaseZW Sol… cũng rất đáng tiền, các mẹ tham khảo thêm

Giá chảo inox Zwilling thuộc phân khúc high-end, cao cấp nhất, tương đương với chảo Fissler. Trung bình phải cỡ 4 củ cho 1 em. Đắt xắt ra miếng nhà mấy bà

Ngoài ra còn một số loại chảo bình dân mà chất lượng cũng rất tốt như: chảo inox Tefal của Pháp, chảo inox Westfalia của Đức …

Kết luận: Nên mua chảo inox loại nào?

  • Nên mua chảo inox KHÔNG CÓ lớp chống dính và là loại chảo inox cladding
  • Chảo xào: nên mua chảo inox sâu lòng của Silit
  • Chảo chiên: Sử dụng chảo inox WMF hoặc chảo gang Lodge của Mỹ
  • Nồi thì xài nồi inox Zebra của Thái Lan ngon bổ rê nhé! Có tiền thì mua Silit, wmf, Elo nha!

TÓM LẠI: Nên mua 1 chảo xào của Silit, 1 chảo chiên của Lodge là đủ nếu muốn sắm ban đầu! Sau này có tiền mua thêm chảo Elo hoặc WMF. Còn có nhiều tiền hơn nữa thì chọn chảo inox Fissler, Zwilling hoặc All Clad nha, hihi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem nhanh