@chillbox.official

8 Kinh nghiệm trữ đông thực phẩm an toàn và không làm mất chất

hướng dẫn trữ đông thực phẩm

Loading

Tùy vào điều kiện cá nhân hoặc sở thích mà mỗi người chọn trữ đông thực phẩm hoặc đi chợ mỗi ngày. Mình thì thấy cách nào cũng có ưu điểm – nhược điểm cả, tự bản thân mình cân bằng thôi. Với cá nhân mình, việc trữ đông thực phẩm với 1 lần đi chợ giúp mình tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, công sức rửa dọn chỉ 1 lần và chủ động lên list thực đơn mỗi ngày. Kinh nghiệm trữ đông thực phẩm thì cũng là mình học hỏi từ mọi người, nên chúng ta cùng chia sẽ với nhau nhé!

Chia sẻ kinh nghiệm trữ đông thực phẩm an toàn, để được lâu

  1. Tôm để đông mềm chừng 3-4h (tùy tủ) rồi lắc lên cho rời từng con. Nếu đông hơi cứng rồi, ko lắc được thì dùng tay gỡ.
  2. Thịt gà, viẹt chia phần theo mục đích, rồi chặt nhỏ luôn. Vd: thịt trắng (lườn gà) để luộc, trộn gỏi, nấu phở/miến; thịt đỏ (ức+đùi+cánh) để nướng/kho hoặc chiên; xương+đầu+chân để nấu canh hoặc ninh lấy nước dùng.
  3. Cá chia phần theo mục đích, rồi cắt lát. Vd: đầu+đuôi để nấu canh; phần bụng để chiên hoặc kho. Nếu để chung 1 hộp thì ngăn bằng 2 lớp lá chuối sẽ dễ lấy từng phần hơn.
  4. Bò mua đủ các loại, rồi chia theo mục đích. Vd: bò thăn để xào, nấu phở…; bò nạm để nấu bò kho…; bò bắp để nấu bún, trộn gỏi… Nếu để chung hộp thì dạt thành 2 phần riêng biệt hoặc dùng lá chuối, lá lốt ngăn cách.
  5. Sẵn máy xay, xay luôn sả/gừng… chia vào các ô, khi nào làm mắm gừng hay ướp thịt chỉ cần lấy theo viên. Sau đó xay thịt bò/heo/cá để cuốn nem, cuốn lá lốt hoặc nấu canh… Nếu có cuốn nem thì để máy xay luôn nấm, cà rốt… Xay luôn tép hoặc cua để nấu canh riêu… Túm lại là xay luôn 1 lượt.
  6. Chả giò (nem), chả lá lốt cuốn sẵn, để đông mềm rồi lắc cho rời ra hoặc dùng tay gỡ rời, khi nào ăn thì chiên luôn (có lẽ do mình gói nhân ít nên mình thấy ko cần rã đông). Chả cá thì nặn bánh, chiên sơ để đông mềm rồi gỡ bánh nào ra bánh ấy; ăn chừng nào lấy chừng ấy; không rã đông cả hộp.
  7. Hành ngò rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ và cấp đông chung hay riêng tùy ý. Khi nào nêm thì dùng muỗng cạo cạo cho hành rơi thẳng vô nồi luôn, ko rã đông.
  8. Ngăn mát: mình ít trữ đồ ở ngăn mát vì rau và trái cây thì nhà mình có tự trồng được 1 ít. Mình chỉ trữ vài món:
    • Đậu hũ: đổ ngập nước, thay nước mỗi ngày, trữ dc 7-10 ngày.
    • Cà chua/chanh/ớt: lót khăn vải thấm nước ở đáy hộp (mọi người có thể lót giấy cũng được), lâu lâu lấy ra lau nước đọng ở nắp hộp.
    • Trứng rửa sạch để sâu trong tủ sẽ bảo quản lâu hơn để ở cánh cửa.
    • Trái cây nào cần thì để tủ lạnh (táo/nho…); vỏ dày lâu héo thì để chỗ thoáng là được (dưa hấu/bưởi…)

Một số lưu ý khi trữ đông thực phẩm

Nhiệt độ phù hợp

Thực phẩm sẽ ít khi bị hỏng hay nấm mốc khi trữ trong tủ đông miễn là nhiệt độ luôn ở mức -18°C hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, chất lượng có thể bị ảnh hưởng khi lưu trữ trong tủ đông quá lâu dẫn đến mùi khó chịu.

Khi thực phẩm được đóng băng, vi khuẩn cũng ngủ đông trong quá trình đó. Nhưng khi bỏ ra ngoài chúng có nguy cơ sống lại, vì vậy chúng nên được chế biến đúng cách ngay khi rã đông.

Đồ đựng trong tủ đông

Bọc, đóng túi và bảo quản thực phẩm đúng cách khi trữ đông thực phẩm. Chỉ sử dụng túi cấp đông được thiết kế đặc biệt hoặc hộp nhựa để đông lạnh thực phẩm và tránh không gian trống bên trong. Không khí vẫn còn trong túi, hộp đựng là nguyên nhân khiến thực phẩm đông lạnh xuống cấp. Tốt nhất là nên hút chân không khi quyết định trữ đông thực phẩm.

Sắp xếp hợp lý

Sử dụng phần đóng băng nhanh của tủ đông cho các loại thực phẩm cần cấp đông mới. Sau đó sắp xếp lại sau khi chúng đã đông lạnh. Tránh xếp chồng nhiều gói thịt tươi lên nhau.

Những thực phẩm không nên cấp đông

Những thứ như sữa hoặc các thực phẩm có nguồn gốc từ mayonaise, thực phẩm không đông cứng hoặc một số có xu hướng tách nước trong quá trình rã đông thì không nên để trong ngăn đông lạnh. Ngoài ra, bánh mì có thể cấp đông nhanh nhưng nhanh hỏng hơn nhiều so với thịt.

@chillbox.official

Thực phẩm nằm trong tủ đông càng lâu thì càng có xu hướng xấu đi về chất lượng và màu sắc. Tốt nhất, chỉ trữ đông thực phẩm trong một thời gian ngắn. Nhớ dán nhãn và ngày cho tất cả các thực phẩm đông lạnh để biết khi nào còn nên sử dụng chúng.

Thực phẩm đông lạnh có thể trông ổn khi mới lấy ra từ ngăn đá, nhưng sau khi tan băng, hãy chú ý đến màu sắc và mùi của chúng để xác định chất lượng. Hãy lên kế hoạch về thời gian sử dụng trước khi tích trữ thực phẩm.

Cách rã đông

Rã đông ngay trong ngăn mát tủ lạnh là phương pháp tốt nhất và an toàn nhất nhưng mất nhiều thời gian hơn. Thông thường sẽ mất 1 đêm đối với thịt và 2 đến 3 ngày đối với gà nguyên con. Lưu ý: đặt thức ăn lên đĩa để tránh nước chảy ra tủ lạnh khi tan đá.

Nếu rã đông bằng cách ngâm nước, thực phẩm nên được ngâm và thay nước sau mỗi nửa giờ. Thời gian rã đông sẽ khác nhau tùy thuộc vào kích thước.

Sau khi rã đông, luôn luôn kiểm tra trước khi nấu. Trái cây có xu hướng mất rất nhiều nước khi rã đông. Thịt đông lạnh nên được nấu ngay sau khi rã đông và không được để ở nhiệt độ phòng trong bất kỳ khoảng thời gian nào. Cắt bỏ các phần bị hỏng dù chỉ là nghi ngờ.

2 thoughts on “8 Kinh nghiệm trữ đông thực phẩm an toàn và không làm mất chất

  1. Pingback: Cách Làm Bánh Mì Từ Bia (beer Bread) - Blog Cách Làm

  2. Pingback: Review Hộp Bảo Quản Thực Phẩm Tupperware Chi Tiết Nhất 2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem nhanh