Mỗi ngày mình nhận được rất nhiều câu hỏi như BỒ HÒN là quả gì ? Nó dùng để làm gì là ? Dùng nó ra làm sao ? Nó có ăn được không ? Nay mình tổng hợp tại bài này để mọi người có cái nhìn tổng quát và đầy đủ nhất trong sự hiểu biết của mình nhé.
Quả bồ hòn là quả gì?

Bồ hòn (bòn hòn hay vô hoạn) là loại quả từ một cây gỗ to, ưa sáng, mọc nhanh với chiều cao trung bình 5 – 10m (hoặc hơn). Cây có lá đầu nhọn, mép nguyên, gân nổi hai mặt lá, thường mọc so le và rụng vào mùa khô. Hoa thì chủ yếu mọc thành dạng chùm ở đầu cành, gồm rất nhiều hoa nhỏ màu xanh nhạt đẹp mắt. (wiki)
Quả bồ hòn thì có dạng hình cầu với đường sống nổi rõ, cùi dày, khi chín lớp vỏ nhăn nheo hơn, màu vàng nâu, trong ruột có một hạt tròn màu đen. Độ khoảng tháng 7 – 9 hằng năm sẽ là mùa hoa nở, còn mùa quả sẽ dao động từ tháng 10 – 12.
Ở nước ta có rất nhiều quả bồ hòn được trồng từ xa xưa, có tuổi thọ đến 30-50 năm. Và sống tự nhiên trong rừng ở khu vực miền núi. Bòn hòn là loại quả sở hữu hàm lượng saponin cao (nhất là phần thịt có đến 18%).
Quả bồ hòn có ăn được không?
Bồ hòn rất giàu saponin, có đặc tính tẩy rửa, diệt khuẩn nên không có lợi để hấp thu vào cơ thể.
Nghĩa là bạn có thể dùng bòn hòn để chiết xuất thành các bài thuốc chữa sâu răng, chăm sóc răng miệng, thân thể,… mà không dùng để ăn uống nhé.
Dùng quả bồ hòn để làm gì?
- Bồ hòn dùng làm nước rửa bát, rửa tay, tắm, giặt đồ (an toàn cho cả đồ len, lụa), hạt bồ hòn làm tràng hạt cho nhà sư, trị ho, tiêu đờm, chữa hôi miệng, sâu răng,…
- Làm thuốc trừ sâu cho cây trồng phi hoá chất.
- Diệt khuẩn, sát trùng để rửa tay, làm sạch đồ đạc.
- Bồ hòn được đánh giá là có khả năng sát trùng hữu hiệu. Nếu làm GE bồ hòn tăng tính tẩy rửa và diệt khuẩn.
- Có một loại kem được tạo nên từ saponin toàn phần của bồ hòn cũng đã kiểm nghiệm dược lý và lâm sàng để dùng cho âm đạo như một loại thuốc ngăn ngừa thụ thai.
- Ở nền y học dân gian Ấn Độ, họ đã dùng vỏ (cùi) bồ hòn rồi đem kết hợp cùng mật ong để tạo nên viên hoàn – dạng thuốc rắn, hình cầu. Mỗi viên sẽ có khối lượng tầm 2g và dùng trong việc chữa trị vấn đề viêm phổi. Bạn sẽ dùng 1 viên hoàn kèm với sữa nóng cho mỗi lần uống và dùng 2 lần/ngày.
- Tại một số khu vực Nepal, người dân đã lấy vỏ bồ hòn giã nát thành bột nhão, rồi mỗi ngày sẽ dùng để đắp lên vùng da bị ghẻ, nấm da,… trị gàu, diệt chấy, bọ rận….
Tại sao bồ hòn lại được ưa chuộng đến vậy?
- Tính bền vững: Quả bòn hòn là tài nguyên tái tạo, dễ dàng phát triển hữu cơ.
- An toàn. Lành tính.
- Thân thiện với môi trường: Ít phải xử lý, ít tiêu hao năng lượng và đóng gói đơn giản.
- Giá thành rẻ so với giá trị và lợi ích từ Bồ Hòn mang lại.
- Không gây dị ứng: Không gây kích ứng da hoặc hô hấp và không độc hại.
- Sử dụng đơn giản ( Bột Bồ Hòn, enzyme đậm đặc đa năng, nước nấu bồ hòn….)
- Không mùi: Nên bạn có thể thêm các loại tinh dầu có mùi yêu thích.
- Nhẹ nhàng: Bồ Hòn trung tính nên không làm hỏng quần áo hoặc bề mặt mỏng manh.
- Chúng làm mềm vải của bạn một cách tự nhiên! Có thể giặt tay hoặc giặt máy tuỳ ý.
- Tiết kiệm nước: Bọt tự nhiên nên
- rửa dễ dàng hơn nên cần ít nước hơn.
- Hoạt động ở bất kỳ nhiệt độ nào: Sử dụng chúng trong nước lạnh, ấm hoặc nóng.
- Không gây ô nhiễm: 100% phân hủy tự nhiên và an toàn cho các hệ thống thoát nước
- Tự túc: Bạn có thể tự ươm hạt và trồng một cây bồ hòn, mất 5 -10 năm sau này, cho đến thế con, cháu bạn ung dung đến mùa nhặt quả.
Cách sử dụng quả bồ hòn làm xà phòng như thế nào?

Cách 1: Ngâm bồ hòn làm nước rửa bát
Dùng 2-3 quả Bồ Hòn ngâm nước cho mềm ra sau đó vò nát ra với khoảng 1 lít nước. Và cho bát đũa vào rửa.
Dùng miếng cọ bông vừa sạch lại không hề bị xước bát đũa ( có 5k thôi mua trên shopee ạ ). Hoặc cho vào túi lưới tạo bọt để rửa hoặc làm sạch đồ vật ( cái này cũng mua hoặc tự chế từ vải màn )
- Ưu điểm : nhanh , gọn, dễ dùng
- Nhược điểm : ít bọt, vò không ra hết saponin.
Cách 2: Xay bồ hòn với nước
Dùng duy nhất 1 quả bồ hòn với 1 lít nước cho vào máy xay. Sau đó đổ ra và rửa bát làm sạch theo ý muốn. Cách này sẽ có rất rất rất là nhiều bọt đó ạ. Có thể thêm chút tinh dầu vào rửa cực kỳ thơm.
- Ưu điểm : tiết kiệm bồ hòn, nhiều bọt.
- Nhược điểm : lách cách, tốn thời gian, làm dùng 1 lần.
Cách 3: Cô đặc nước bồ hòn với quế
Dùng 30 quả bồ hòn với 1.5L nước cho vào nồi đun liu diu nhỏ lửa. Cô đặc lại còn 500ml nước. Có thể cho quế vào nấu cùng, hoặc sau khi cô xong cho vài giọt tinh dầu quế. Nước này ngoài việc rửa bát, cọ nhà bếp, nhà tắm, rửa tay…. còn có thể dùng để ủ trị chấy, trị nấm đầu, hoặc tắm cho thú nuôi.
Pha tỉ lệ 1:10- 1:7 để trị sâu rệp cho cây rau trồng.
Pha tỉ lệ 1:20 mỗi ngày phun tưới phòng bệnh cho cây rau trồng.
- Ưu điểm : nấu 1 lần dùng được gần tuần.
- Nhược điểm : tốn ga, tốn điện, mất thời gian đun nấu. Phải bảo quản tủ mát dùng trong 3-5 ngày. Cho thêm tinh dầu quế bảo quản đươc lâu hơn. Tinh dầu quế là một chất bảo quản tự nhiên.
Cách 4: Ngâm Ủ theo phương pháp GE
Công thức gồm :
- 1,5kg bồ hòn
- 1.5kg trái cây hoặc vỏ trái cây
- 1kg đường thô
- 10 lít nước ( có thể chắt nước vo gạo dần cho đạt đủ lượng nước)
Cho tất cả vào, đảo đều, nhấn chìm nguyên liệu , đậy kín nắp, chờ 3 tháng chắt nước ra dùng.
Có thêrm châm thêm nguyên liệu tỉ lệ như trên để nối mẻ , đảm bảo luôn có nước dùng tẩy rửa.
- Ưu điểm : làm 1 mẻ dùng được vài tháng, không tốn nhiều công sức, chi phí. Dùng đến hết thì thôi, có thể để bên ngoài vài tháng, dung dịch lên men có vi sinh vật bảo quản tự nhiên.
- Nhược điểm : thời gian chờ đợi lâu, bảo quản không tốt ruồi muỗi hoặc không nhấn chìm nguyên liệu gây mốc.
Khi dùng có mùi chua, ít bọt. Có thể xay quả bồ hòn và trái cây nguyên liệu để ngâm ủ được nhanh hơn. rút ngắn thời gian lên men.
Cách 5: Ngâm ủ theo phương pháp imo lên men nhanh
Chế biến bồ hòn theo cách này thì chỉ 2 ngày là có thể sử dụng
- Ưu điểm : nhanh lên men, nhanh được sử dụng
- Nhược điểm : tốn kém chi phí.
Công thức
- Bồ hòn: 1kg- 2kg ( nhiều bồ hòn đậm đặc và nhiều bọt hơn )
- Quả chanh 1kg (hoặc các loại vỏ hoa quả khác) em làm chanh nó mềm tay hơn.
- Đường/rỉ mật: 1kg (Nên dùng đường phên, đường vàng, dùng rỉ mật là tốt nhất ….) chưa qua tẩy trắng.
- Sữa chua: 2 hộp để hết lạnh.
- Men tiêu hóa: 5 gói loại gì cũng được nhé.
- Men rượu: 2 quả (men dùng để nấu rượu).
- Nước: 10 lít (nước máy nên khuấy để bớt clo) hoặc nước vo gạo thì càng tốt.
- Quế hoặc sả tạo mùi thơm.
- Thùng đựng: dung tích từ 15lit trở lên để chứa đủ nguyên liệu và nước
Cách làm:
- Rửa sạch nguyên liệu
- Cho tất cả nguyên liệu gồm 1/2kg đường, bồ hòn, chanh, sả, quế, sữa chua, men rượu, men tiêu hoá vào trộn đều lên. CHƯA ĐỔ NƯỚC NHA. Ủ 24h phơi nắng .
- Sau đó qua ngày hôm sau đủ 24h rồi , cho nốt 1/2kg đường còn lại và 10 lít nước vào khuấy đảo đều. Đậy nắp kín tránh côn trùng vào.
- Tiếp tục đê 24h tiếp theo, có thể lấy chắt nước dùng rồi ạ.
Cách 6: Trộn ủ bồ hòn với men rượu
Hấp chín quả bồ hòn sau đó rắc men rượu vào trộn đều ủ khoảng 2-3 ngày thì đổ thêm nước vào ngâm 1 tháng nữa.
- Ưu điểm : lên men nhanh hơn, ít tốn kém
- Nhược điểm : mất công hấp chín.
Rất mong các thông tin trên hữu ích và giúp mọi người sớm tiếp cận để lựa chọn bồ hòn thay thế hoá chất tẩy rửa trong gia đình mình.
Nguồn: fb Mathew Nguyen
Pingback: 2 Cách Tự Làm Tinh Dầu Sả Chanh Tại Nhà - Xông Đuổi Muỗi Phòng Tránh Dịch Sốt Xuất Huyết - Blog CÁCh LÀM